• Phone: 0235.3851.429
  • Hotline: 19009095
  • Thông tin:

dieuhanhtructuyen

Nguyên nhân gây thoái hóa cột sống lưng và cách phòng ngừa

  • PDF.

Thoái hóa cột sống lưng là bệnh lý rất khó điều trị, do đó mọi người cần có kiến thức về nguyên nhân gây thoái hóa cột sống lưng để phòng ngừa bệnh hiệu quả.

 

Thoái hóa cột sống lưng là bệnh lý xương khớp mãn tính thường gặp ở những người cao tuổi. Bệnh xuất hiện do quá trình lão hóa của các đĩa đệm và đốt sống khiến phần cột sống biến dạng và gây ra các cơn đau ở vị trí này. Dưới đây là những thông tin từ chúng tôi sẽ giúp bạn đọc bổ sung kiến thức về bệnh lý này, từ đó dễ dàng trong việc bảo vệ sức khỏe trước những bệnh lý nguy hiểm.

 

Nguyên nhân gây thoái hóa cột sống lưng thường gặp

Cột sống là bộ phận phải chịu áp lực nặng nề từ trọng lượng cơ thể và các hoạt động lao động, sinh hoạt khác. Do đó đây là bộ phận dễ bị thoái hóa và tổn thương nhất. Một số nguyên nhân gây thoái hóa cột sống thắt lưng được các chuyên gia chỉ ra sẽ được chúng tôi trình bày ngay sau đầy.

1. Tuổi tác

Tuổi tác là yếu tố có mối quan hệ mật thiết với sức khỏe nói chung và hệ thống xương khớp nói riêng. Khi tuổi tác càng cao thì nguy cơ lão hóa xương khớp cũng tăng theo, đây chính là nguyên nhân giải thích cho việc người cao tuổi thường mắc bệnh xương khớp nhiều hơn người trẻ.

Tuổi tác cao khiến xương khớp trở nên yếu, giòn và dễ gãy, các dây chằng trở nên giãn và giảm độ đàn hồi, hoạt dịch tiết ra ít hơn khiến việc vận động trở nên khó khăn. Do đó bệnh lý thoái hóa cột sống thắt lưng rất dễ hình thành. Hơn nữa, khi tuổi tác cao hàm lượng collagen và glucosamine trong cơ thể sẽ bị giảm sút một cách nghiêm trọng. Đây là hai thành phần quan trong trọng cấu trúc xương, sụn và gân cốt, nên khi tình trạng thiếu hụt xảy ra, các bệnh lý về xương khớp sẽ có nguy cơ tăng cao.

2. Béo phì

Tình trạng cân nặng vượt mức cho phép không chỉ gây ra các bệnh lý nguy hiểm như tiểu đường, tim mạch mà còn làm tăng áp lực lên hệ thống xương khớp. Theo các nghiên cứu từ các nhà khoa học, mỗi kg trọng lượng cơ thể sẽ làm tăng áp lực lên các khớp xương gấp 4 – 5 lần trọng lượng tác động. Do đó, người béo phì có nguy cơ mắc bệnh xương khớp cao hơn người bình thường.

 

Béo phì là nguyên nhân gây thoái hóa cột sống lưng thường gặp

Cột sống và khớp gối chính là hai bộ phận dễ bị tổn thương nhất. Hiện nay theo thống kể, số người mắc bệnh thoái hóa cột sống lưng do béo phì chiếm đến 23% – con số này đang có xu hướng tăng lên qua mỗi năm.

3. Tính chất công việc

Công việc ảnh hưởng trực tiếp đến tư thế của con người. Hai nhóm đối tượng dễ mắc bệnh thoái hóa cột sống lưng chính là nhóm người làm việc văn phòng và những người lao động nặng nhọc.

Tương tự với việc béo phì, công việc đòi hỏi con người phải mang vác nặng sẽ làm tăng áp lực lên các đốt sống khiến đĩa đệm bị chèn ép, đốt sống có nguy cơ lão hóa và hình thành gai xương. Vùng thắt lưng chính là vị trí phải chịu áp lực cao nhất khi cơ thể phải mang vác nặng. Nhóm đối tượng còn lại chính là những người làm công việc văn phòng, những người này thường có giữ một tư thế trong thời gian dài. Điều này vô tình tạo áp lực lên vùng thắt lưng, đồng thời làm giảm khả năng linh hoạt của xương khớp.

4. Chấn thương

Chấn thương là nguyên nhân gây thoái hóa cột sống lưng ít người ngờ đến. Những chấn thương hình thành trong quá trình lao động, sinh hoạt ở vùng lưng nếu không được điều trị dứt điểm, các chấn thương này sẽ tiếp tục phát triển và gây tổn thương lên cột sống.

Nếu tình trạng tiếp tục kéo dài, bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng sẽ xuất hiện trong một sớm một chiều.

5. Di truyền

Tương tự các bệnh lý về xương khớp khác, bệnh thoái hóa đốt sống lưng cũng có nguy cơ di truyền cao. Thông thường, người có người thân mắc bệnh thoái hóa cột sống lưng sẽ có nguy cơ mắc bệnh lý này cao hơn người bình thường đến 30%.

 

Một số người không bị di truyền trực tiếp bệnh lý này, tuy nhiên gia đình có gen cấu trúc cột sống yếu thường dễ mắc phải những bệnh lý về cột sống như thoái hóa cột sống hay thoái vị đĩa đệm. Nguyên nhân do di truyền thường rất khó khắc phục, do đó lời khuyên chúng tôi dành cho bạn là luôn luôn lắng nghe cơ thể để phát hiện ra triệu chứng của bệnh càng sớm càng tốt, từ đó việc điều trị sẽ dễ dàng hơn rất nhiều.

6. Chế độ dinh dưỡng thiếu lành mạnh

Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng trực tiếp đến cơ thể và hệ thống xương khớp. Xương khớp được duy trì khỏe mạnh và dẻo dai phụ thuộc rất nhiều vào thực phẩm mà con người thu nạp. Do đó, nếu chế độ dinh dưỡng không lành mạnh, thiếu chất, các vấn đề về xương khớp xuất hiện là điều rất dễ hiểu.

 

Thiếu hụt vitamin D và canxi chính là nguyên nhân phổ biến gây ra những tổn thương trong hệ thống xương khớp, điển hình nhất là bệnh loãng xương, sau đó là các bệnh về thoái hóa. Không chỉ vậy, một số thực phẩm còn khiến xương nhanh giòn và suy yếu như bia rượu, đồ uống có cồn, thuốc lá,…

7. Do một số bệnh lý gây ra

Bệnh thoái hóa đốt sống lưng có thể là hệ quả của các bệnh lý mãn tính trong cơ thể. Thường gặp nhất chính là bệnh thoát vị đĩa đệm, khi mà đĩa đệm bị tổn thương, khả năng giảm xóc và ma sát giữa các đốt sống sẽ suy giảm. Điều này khiến áp lực lên đốt sống tăng mạnh và nguy cơ thoái hóa đốt sống cũng vì thế mà tăng cao.

 

Một số bệnh lý khác là nguyên nhân gây thoái hóa cột sống lưng như bệnh gút, bệnh tiểu đường,… Do đó, người bệnh cần nghiêm túc trong việc điều trị, tránh dẫn đến việc hình thành các bệnh lý nguy hiểm trong cơ thể.

 

Tìm hiểu thêm: Bệnh thoái hóa đốt sống lưng L4 L5

Cách phòng ngừa bệnh thoái hóa cột sống lưng hiệu quả

Bên cạnh việc bổ sung những hiểu biết về nguyên nhân gây bệnh thoái hóa đốt sống lưng, bạn đọc cũng nên thực hiện các cách phòng ngừa bệnh lý này để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và người thân trong gia đình.

 

Thoái hóa đốt sống lưng là bệnh lý xương khớp mãn tính rất khó điều trị, bệnh có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng vận động của người bệnh. Do đó, việc phòng ngừa bệnh bao giờ cũng được khuyến khích và dễ dàng hơn điều trị bệnh. Mỗi người cần có ý thức bảo vệ sức khỏe bản thân, bởi một khi bệnh xuất hiện, không chỉ có bạn mà những người xung quanh cũng sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều.

1. Thay đổi tư thế

Khó có thể khắc phục được hoàn toàn tư thế do tính chất công việc gây ra bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể cải thiện tư thế để hạn chế áp lực lên đốt sống từ đó làm giảm khả năng mắc bệnh lý này.

Với người làm việc văn phòng, sau khoảng 2 giờ làm việc, bạn nên đi lại để giúp xương khớp thư giãn, các đốt sống được giãn ra. Người phải lao động nặng nhọc nên thực hiện đúng tư thế khi mang vác vật nặng để giảm áp lực lên đốt sống vùng thắt lưng. Sau thời gian cải thiện các thói quen này, bạn sẽ nhận thấy cơ thể và xương khớp sẽ thay đổi rất nhiều.

2. Tập luyện thường xuyên

Tập luyện thường xuyên không chỉ tốt cho xương khớp mà còn đem lại vô vàn lợi ích cho cơ thể. Các cơ và khớp trong cơ thể khi vận động thường xuyên sẽ được tăng cường và khỏe mạnh hơn, độ linh hoạt và dẻo dai cũng được cải thiện đáng kể. Một nghiên cứu từ các chuyên gia xương khớp hàng đầu đã cho thấy, người thường xuyên tập luyện ít mắc các bệnh lý về xương khớp và tim mạch.

 

Điều này bắt nguồn từ lợi ích của việc tập luyện thường xuyên, bởi thói quen này còn giúp tăng cường lưu thông máu, thúc đẩy quá trình trao đổi. Từ đó hệ miễn dịch và sức khỏe của con người được cải thiện rõ rệt. Bạn có thể lựa chọn những bài tập hay môn thể thao với cường độ phù hợp với thể trạng và độ tuổi. Tránh thực hiện các bài tập có cường độ quá mạnh khiến khớp phải hoạt động nhiều gây ra hiện tượng sưng viêm.

Yoga và bơi lội là hai bộ môn được các chuyên gia khuyến khích mọi người thực hiện để phòng ngừa thoái hóa đốt sống lưng hiệu quả.

 

Tham khảo thêm: Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng

 

3. Thiết lập chế độ dinh dưỡng lành mạnh

Như đã đề cập ở trên, chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống xương khớp và sức khỏe. Để phòng ngừa bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng hiệu quả, bạn cần bổ sung những thực phẩm giàu canxi và vitamin D.

 

Ngoài ra, thực phẩm giàu chất xơ, vitamin, khoáng chất cũng chính là giải pháp giúp xương khớp dẻo dai đồng thời giúp cơ thể đào thải những độc tố và thành phần có hại ra khỏi cơ thể. Tăng cường bổ sung những thực phẩm có chứa chất béo thực vật, chất béo này giúp cơ thể sản sinh ra chất nhầy bao quanh các khớp, từ đó làm giảm ma sát khi hoạt động khiến các đốt sống và đĩa đệm phải chịu áp lực thấp hơn.

 

Ngoài việc bổ sung những thực phẩm có lợi, các bạn nên loại bỏ những thực phẩm gây hại đến sức khỏe như mỡ động vật, thức ăn nhanh, thức ăn nhiều gia vị, nước ngọt, rượu bia, đồ uống có cồn, thuốc lá và các chất kích thích. Các thành phần có hại trong các thực phẩm này ngăn cản cơ thể hấp thu vitamin, đồng thời khiến xương có xu hướng giòn và dễ gãy hơn.

 

Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng lành mạnh còn giúp bạn cải thiện cân nặng của cơ thể, từ đó giảm nguy cơ mắc bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng và thoái hóa khớp gối.

Ngoài ra, mọi người cần có chế độ sinh hoạt khoa học, nên duy trì tâm trạng ở mức cân bằng để giảm áp lực lên hệ thống xương khớp. Bên cạnh đó, nếu cơ thể mắc phải các bệnh lý mãn tính chúng tôi nêu trên, bạn cần điều trị kịp thời để ức chế bệnh, không cho bệnh phát triển và gây ra các bệnh lý nguy hiểm, trong đó có bệnh thoái hóa đốt sống lưng.

 

Hy vọng với những thông tin về nguyên nhân gây thoái hóa cột sống lưng và các cách phòng ngừa trong bài viết, bạn đọc đã có đủ kiến thức để có thể ngăn ngừa bệnh lý này một cách hiệu quả. Chúc các bạn nhiều sức khỏe!

 

Nguồn: https://vimed.org/


Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Lần cập nhật cuối lúc Thứ hai, 13 Tháng 4 2020 16:02

You are here Tin tức Y học thường thức Nguyên nhân gây thoái hóa cột sống lưng và cách phòng ngừa