Ds Nguyễn Văn Ngọc
Kê đơn thuốc là một trong những quy định mà Bộ Y tế yêu cầu nghiêm ngặt nhất đối với thầy thuốc theo Thông tư 23/2011/TT-BYT Hướng dẫn sử dụng thuốc trong cơ sở y tế có giường bệnh do Bộ Y tế ban hành yêu cầu chỉ định thuốc cần phải ghi dầy đủ, rõ ràng, không viết tắc không ghi ký hiệu, ghi rõ tên thuốc, nồng độ, liều lượng dùng một lần, số lần dùng trong 24h, khoảng cách các lần dùng thuốc, thời điểm dùng thuốc…Thế nhưng trên thực tế, một trong những lỗi thường gặp nhất ở thầy thuốc lại vẫn liên quan đến … kê đơn thuốc như:
*Viết nhầm tên thuốc: Hiện nay trên thị trường thuốc Việt Nam có đến hàng ngàn tên thuốc gốc và biệt dược trong đó khi đọc lên nghe gần giống nhau như Ultracet (giảm đau) và Ultravist (cản quang); Piracetam (tăng cường tuần hoàn não) và Piroxicam (kháng viêm giảm đau)…
*Kê trùng tên hoạt chất: Trường hợp này cũng xảy ra không ít trong quá trình kê đơn thuốc của Bác sĩ. Một số chỉ định dùng thuốc giảm đau hạ nhiệt sau khi đã kê paracetamol 500mg nhưng lại kê thêm thuốc Panadol (thực chất cũng là paracetamol) làm cho liều dùng của thuốc tăng gấp đôi làm ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh có thể gây hoại tử gan khi sử dụng paracetamol quá liều.
*Thiếu hiểu biết: Hầu hết những sai sót này là do thầy thuốc không chú ý đến chống chỉ định và tương tác thuốc ví dụ: không nên sử dụng thuốc non steroid cho bệnh nhân đang dùng thuốc tiểu đường dể dẫn đến giảm đường huyết quá mức; Khi dùng theophylin cho bệnh nhân hen suyễn không nên phối hợp với erythromycin, ciprofloxacin, cimetidin, diltiazem…sẽ xuất hiện tương tác thuốc làm tăng nồng độ theophylin trong máu (nồng độ theophylin >25µg/ml gây loạn nhịp – chết).
*Nhầm lẫn về liều lượng: Theo một nghiên cứu ở Mỹ trong số những sai sót về liều lượng thuốc, cho quá liều chiếm 41,8%, cho không đủ liều 16,5%. Đối với một số bệnh nhân đặt biệt như suy gan, suy thận, trẻ em, người cao tuổi cần phải căn cứ vào chức năng thận, gan hoặc tim mạch của người bệnh để điều chỉnh liều cho phù hợp.
*Chữ viết quá khó đọc, quá xấu: Đây là lỗi khá phổ biến hiện nay, một nghiên cứu đã thống kê có đến 50% số đơn thuốc không đọc được tên thuốc, liều lượng và cách dùng.Nhiều thầy thuốc chữ viết đã khó đọc lại viết rất cẩu thả, không rõ rang dẫn đến dịch sai rất nguy hiểm như: microgram (µg) đọc thành miligam (mg)…
Đơn thuốc điển hình cho sự cẩu thả
- 18/10/2014 16:29 - Chăm sóc bệnh nhân gãy liên mấu chuyển xương đùi
- 17/10/2014 20:06 - Phơi nhiễm và dự phòng sau phơi nhiễm HIV
- 16/10/2014 15:12 - Lồng ruột trẻ em
- 16/10/2014 14:26 - Chế độ tập luyện và một số điểm cần lưu ý đối với …
- 15/10/2014 17:23 - Hệ thống máy miễn dịch tự động COBAS E411 của Khoa…
- 15/10/2014 07:57 - Các bước thực hành tốt vệ sinh an toàn thực phẩm
- 15/10/2014 07:31 - Thoát vị thành bụng
- 10/10/2014 20:43 - Nuôi dưỡng bệnh nhân qua ống thông
- 10/10/2014 19:50 - Băng hút áp lực âm (VAC)
- 09/10/2014 20:04 - Bệnh lý tuyến giáp trong thai kỳ