Khoa Dinh Dưỡng
Nuôi dưỡng qua ống thông là một phương pháp nuôi thường gặp ở bệnh nhân nặng tại các bệnh viện trong những trường hợp như chán ăn, suy dinh dưỡng nặng mà bệnh nhân không ăn uống được bình thường qua đường miệng.
Với cách nấu trước đây là ninh xương, thịt, gạo, khoai củ.... cho thấy có nhiều bất tiện và hiệu quả dinh dưỡng không cao, việc đưa thức ăn qua ống thông là rất hạn chế, vì vậy phải có sự lựa chọn thích hợp và áp dụng kỹ thuật hóa lỏng bột (bằng các loại men hoặc một số hạt nảy mầm...) mới có thể nâng cao được giá trị dinh dưỡng khẩu phần đáp ứng cho nhu cầu đề nghị.
Ống thông có thể đặt qua mũi – dạ dày hoặc qua mổ thông hỗng tràng (nếu bệnh nhân bị nôn nặng).
Nuôi dưỡng bệnh nhân qua ống thông có thể sử dụng các chất dinh dưỡng được tốt hơn, duy trì được chức năng ruột và đề phòng sự teo ruột.
Nuôi dưỡng bằng ống thông qua mũi – dạ dày
Cách cho ăn:
Ăn nhỏ giọt liên tục, cách làm giống như khi tiêm truyền tĩnh mạch nhỏ giọt, một phút cho 60 giọt hoặc 30 giọt, hoặc có thể lấy ống bơm dung dịch dinh dưỡng qua ống thông ngày 5-6 lần mỗi lần 300-400ml. Sau khi cho ăn cần bơm một ít nước qua ống thông để rửa cho khỏi tắc.
Chỉ định của sự nuôi dưỡng qua ống thông
Sử dụng nuôi dưỡng qua ống thông cho những bệnh nhân do tình trạng bệnh lý không cho ăn qua đường miệng được như trong những trường hợp sau:
- Bệnh nhân bị hôn mê: do chấn thương sọ não, tai biến mạch máu não, viêm não, do đường huyết quá tăng trong đái tháo đường hoặc hôn mê do hạ đường huyết...
- Bệnh nhân trong giai đoạn sốc bỏng nặng.
- Bệnh nhân bị uốn ván.
- Bệnh nhân có tổn thương hàm mặt nặng.
- Bệnh nhân suy dinh dưỡng nặng kèm theo chán ăn.
Tóm lại nuôi dưỡng qua ống thông cần được xem xét chỉ định ở bất kỳ bệnh nhân nào mà vẫn còn chức năng của dạ dày, ruột nhưng không đủ nhu cầu dinh dưỡng bằng đường miệng. Nó đưa lại nhiều lợi ích cho bệnh nhân: giảm nguy cơ nhiễm trùng so với việc sử dụng đường truyền tĩnh mạch, sử dụng chức năng ruột một cách bình thường, giảm được khả năng mất cân bằng điện giải và tiết kiệm về kinh tế.
Chống chỉ định của sự nuôi dưỡng qua ống thông trong những trường hợp sau:
- Viêm phúc mạc
- Tắc ruột
- Nôn liên tục
- Tiêu chảy nặng, kéo dài
- Tình trạng kém hấp thu trầm trọng
- Dò ruột (lớn)
- Xuất huyết đường tiêu hóa ồ ạt
Nguyên tắc xây dựng thực đơn:
Các chất dinh dưỡng đưa vào cũng phải tuân thủ theo nguyên tắc điều trị của từng loại bệnh lý.
Ví dụ:
- Hôn mê gan cần phải tăng đường trong khẩu phần đặc biệt là đường đơn.
- Hôn mê do tăng đường huyết thì cần phải giảm đường trong khẩu phần nhất là đường đơn
- Hôn mê trong tai biến mạch máu não do tăng huyết áp thì cần phải giảm béo, giảm muối.
- Hôn mê trong chấn thương sọ não do tai nạn giao thông thì không cần phải kiêng gì.
Số bữa ăn trong ngày: nên ăn nhiều bữa/ ngày (trung bình 5-6 bữa/ ngày).
Số lượng một bữa tùy thuộc vào từng bệnh nhân và tùy thuộc vào tình trạng bệnh. Ở người lớn trung bình 300-400 ml/ bữa, trẻ em 100-200 ml/ bữa. Nếu bệnh quá nặng hoặc có suy mòn phải cho ăn từng ít một rồi cho tăng dần lên.
Dịch nuôi phải pha hằng ngày, phải nhuyễn để đưa qua ống thông dễ dàng, độ đậm dinh dưỡng phải cao trung bình 1Kcal/ 1ml.
Bệnh nhân ăn qua ống thông không có khẩu vị nên không cho mì chính và cũng không cần thay đổi thực đơn hàng ngày.
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
- Viện Dinh dưỡng – Bộ Y tế (2002), Dinh dưỡng lâm sàng, NXB Y học, Hà Nội.
- Trần Minh Đạo (2011), Dinh dưỡng bệnh lý, NHX Y học, Hà Nội.
- 16/10/2014 14:26 - Chế độ tập luyện và một số điểm cần lưu ý đối với …
- 15/10/2014 17:23 - Hệ thống máy miễn dịch tự động COBAS E411 của Khoa…
- 15/10/2014 13:50 - Một số sai sót thường gặp trong kê đơn
- 15/10/2014 07:57 - Các bước thực hành tốt vệ sinh an toàn thực phẩm
- 15/10/2014 07:31 - Thoát vị thành bụng
- 10/10/2014 19:50 - Băng hút áp lực âm (VAC)
- 09/10/2014 20:04 - Bệnh lý tuyến giáp trong thai kỳ
- 08/10/2014 20:48 - Acinetobacter, loài vi khuẩn nguy hiểm gây bệnh th…
- 07/10/2014 19:37 - Ngày “Sức khỏe Tâm thần Thế giới' và Hội chứng trầ…
- 06/10/2014 16:55 - Rượu và thuốc – những tương tác có thể xảy ra