Phòng Điều Dưỡng
Ngày 2/10 tại Hà Nội, Bộ Y tế phối hợp với Hội Tâm thần học Việt Nam, Tổng hội Y học Việt Nam tổ chức mít tinh hưởng ứng Ngày Sức khỏe tâm thần Thế giới (10/10) với thông điệp “Hãy chung sống với người bệnh tâm thần phân liệt”.
Ngày sức khỏe tâm thần thế giới được tổ chức nhằm nâng cao nhận thức của công chúng về các vấn đề sức khỏe tâm thần. Chủ đề của Ngày sức khỏe tâm thần thế giới năm nay là "Trầm cảm – Sự khủng hoảng toàn cầu". Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) kêu gọi chấm dứt thái độ dị nghị, ruồng bỏ những người bị trầm cảm và các chứng rối loạn tâm thần khác.
Hội chứng trầm cảm là loại rối loạn khí sắc thường gặp trong tâm thần học, là một trong những rối loạn có tỷ lệ cao trong nhân dân các nước trên thế giới và có thể xảy ra ở nhiều lứa tuổi, phụ nữ thường gặp nhiều hơn nam giới.
Bệnh trầm cảm ảnh hưởng tới hơn 350 triệu người ở mọi lứa tuổi, mọi cộng đồng, và là yếu tố góp phần vào gánh nặng bệnh tật toàn cầu. Mặc dù đã có các phương pháp điều trị trầm cảm hiệu quả, nhưng việc tiếp cận điều trị lại là vấn đề cần được quan tâm ở hầu hết các quốc gia và ở một số nước chỉ có chưa tới 10% người bị trầm cảm nhận được điều trị cần thiết.
Theo ước tính của WHO, 3% đến 5% dân số thế giới có rối loạn trầm cảm rõ rệt, các nghiên cứu dịch tễ lâm sàng riêng của nhiều nước còn cao hơn như :
1. Theo chuẩn ICD 10: F32
- F32.0 Giai đoạn trầm cảm nhẹ (người bị bệnh cảm thấy không được khỏe và tìm sự giúp đỡ của bác sĩ, sinh hoạt bình thường).
- F32.1 Trầm cảm mức trung bình (những yêu cầu trong công việc và việc nhà không thể đảm nhiệm nổi).
- F32.2 Trầm cảm nặng (người bệnh cần được điều trị).
- F32.3 Trầm cảm nặng kèm theo những biểu hiện thần kinh khác.
- F32.8 và 9 Những giai đoạn trầm cảm khác.
2. Theo Phân loại bệnh quốc tế lần thứ 10 (Mã F32) trong các giai đoạn trầm cảm điển hình nhẹ, trung bình hoặc nặng người bệnh thường có các triệu chứng như sau:
2.1. Ba triệu chứng chủ yếu của trầm cảm:
- Khí sắc trầm, giảm năng lượng và giảm hoạt động.
- Khả năng thích thú, quan tâm và tập trung đều giảm sút.
- Mất sinh lực, tăng mệt mỏi, giảm hoạt động,
2.2 Các triệu chứng phổ biến khác:
- Hay lo nghĩ, thiếu tập luyện.
- Giảm tự trọng, tự tin, sống cô lập.
- Ý tưởng bị tội lỗi hoặc không xứng đáng.
- Bi quan về tương lai
- Ý tưởng và hành vi tự sát
- Rối loạn giấc ngủ và stress
- Chế độ ăn không hợp lý, ăn mất ngon, sút cân.
- Giảm sút tình dục
3. Những điều cần lưu ý trong quá trình điều trị:
- Không nên cố gắng làm việc bằng bất cứ giá nào.
- Không nên lấy lý do bị trầm cảm để bào chữa cho các vấn đề khó khăn của bản thân trong công việc.
- Không nên đưa ra những quyết định có tính chất ảnh hưởng đến tương lai trong thời gian đang điều trị.
- Không nên ngưng việc đột ngột.
- Không uống bia, rượu với bất kì lí do nào.
- Không ngưng thuốc đang dùng hoặc tự ý tiếp tục dùng thuốc mà không có ý kiến của bác sĩ điều trị.
4. Những điều người Điều dưỡng cần lưu ý trong quá trình chăm sóc người bệnh:
- Động viên người bệnh luôn luôn cân bằng cuộc sống, vui vẻ và hài hoà, thay đổi chế độ ăn hay đi nghỉ dưỡng.
- Hướng dẫn và động viên người bệnh đến bác sĩ chuyên khoa tâm thần sớm để điều trị và tuân thủ điều trị bằng thuốc chống trầm cảm.
- Sự kết hợp giữa thuốc chống trầm cảm và điều trị tâm lý sẽ mang lại kết quả khả quan cho người bệnh.
- Hướng dẫn Người bệnh biết cách phối hợp điều trị bằng thuốc, tâm lý liệu pháp (điều trị bằng cách nói chuyện với bệnh nhân) và tập thể dục.
- Tìm nguyên nhân gây ra Hội chứng trầm cảm, dựa vào mỗi tình huống mà chúng ta có các cách điều trị khác nhau cho từng người bệnh.
- Động viên người bệnh cười thật nhiều, nụ cười sẽ làm cho người bệnh thoải mái và vui vẻ hơn. Luôn giữ tinh thần thoải mái và làm những gì bạn thích như: nghe nhạc, xem phim, đọc sách, shopping…,
5. Phương pháp chăm sóc điều dưỡng tại nhà
- Chế độ sinh hoạt, ăn uống điều độ, hợp lý.
- Cần tạo cho người bệnh có thái độ lạc quan, vui vẻ trong cuộc sống.
- Bảo đảm giấc ngủ tốt.
- Tránh uống rượu bia và các thứ kích thích.
- Ăn uống điều độ với nhiều thức ăn có hàm lượng canxi và acid amin cao như: cá, tôm, thịt bò, thịt gà, đậu tương và các chế phẩm đậu nành.
- Người thân không nên xem nhẹ triệu chứng trầm cảm, nên gần gũi động viên người bệnh và tìm kiếm cho người bệnh một cuộc sống bận rộn sẽ giúp người bệnh không có thời gian để nghĩ quá nhiều đến những chuyện không vui và giúp người bệnh cảm thấy cuộc sống có nghĩa hơn.
- Các thành viên trong gia đình cần yêu thương, chăm sóc người bệnh, không để họ có cảm giác cô đơn, buồn chán. Đưa bệnh nhân hòa nhập với thiên nhiên và cộng đồng bằng cách động viên tham gia các câu lạc bộ, các hoạt động xã hội.
- 15/10/2014 07:31 - Thoát vị thành bụng
- 10/10/2014 20:43 - Nuôi dưỡng bệnh nhân qua ống thông
- 10/10/2014 19:50 - Băng hút áp lực âm (VAC)
- 09/10/2014 20:04 - Bệnh lý tuyến giáp trong thai kỳ
- 08/10/2014 20:48 - Acinetobacter, loài vi khuẩn nguy hiểm gây bệnh th…
- 06/10/2014 16:55 - Rượu và thuốc – những tương tác có thể xảy ra
- 05/10/2014 19:20 - Một số điều người Điều dưỡng cần lưu ý khi cho ngư…
- 03/10/2014 14:35 - Phòng chống nhiễm trùng đối với nội soi phế quản …
- 03/10/2014 14:09 - Lòng từ thiện không biên giới
- 01/10/2014 19:48 - Dị vật bàng quang