• Phone: 0235.3851.429
  • Hotline: 19009095
  • Thông tin:

dieuhanhtructuyen

Xử trí kịp thời vắt chui vào mũi gây ho ra máu tại Bệnh viện Đa khoa Quảng Nam.

  • PDF.

BS Trình Trung Phong - 

Ngày 27/5/2024 Khoa Nội tổng hợp tiếp nhận bệnh nhân DDVT, 35 tuổi trú tại Bắc Trà My vào viện vì khó thở, ho ra máu.

Trước nhập viện khoảng 1 tuần bệnh nhân có đi tắm suối, sau đó về nhà cảm giác khó chịu khi thở rồi ho ra máu. Bệnh nhân có điều trị ở địa phương, bệnh không đỡ nên vào bệnh viện Quảng nam để điều trị.

Tại khoa Nội Tổng hợp sau khi làm các xét nghiệm và thăm khám bệnh nhân được loại trừ ho ra máu nguyên nhân tại phổi và nghi ngờ chảy máu từ mũi và bệnh nhân nuốt xuống rồi ho, khạc ra ngoài.

Ngày 31/5 các bác sĩ khoa Nội tổng hợp phối hợp với bác sĩ khoa Tai mũi họng đã gắp thành công một con vắt đang sống từ mũi bệnh nhân kích thước 0,8* 6cm,

Sau khi gắp xong về theo dõi bệnh nhân cảm giác dễ chịu, hết khó thở và đặc biệt hết ho khạc ra máu.

Theo các bác sĩ:Tình trạng vắt chui vào và ký sinh trong cơ thể không phải hiếm gặp.Vắt rừng thường sống ở các khe suối, lúc còn nhỏ, kích thước chúng chỉ khoảng vài milimet. Khi người hoặc các loài động vật xuống suối tắm hoặc uống nước, chúng sẽ nhanh chóng chui vào các khoang mũi, họng, thanh hoặc khí phế quản và sống ký sinh ở đó. Sau một thời gian hút máu, chúng sẽ lớn rất nhanh và gây ra các triệu chứng về đường hô hấp.

Mọi người ở vùng núi rừng ẩm ướt nơi có nhiều vắt cần cẩn trọng trong sinh hoạt hằng ngày, nhất là những người đi rừng cần hạn chế uống nước khe, suối; nếu có chảy máu mũi hoặc ho kéo dài , hoặc ho khạc ra máu đặ biệt một bên mũi thì nên sớm đến các cơ sở y tế có đủ điều kiện để soi tai, mũi, họng hoặc phế quản để loại trừ tình trạng đỉa/ vắt chui vào ký sinh trong cơ thể;”.    

vatmui2

Hình ảnh nội soi con vắt đang nằm trong mũi và sau khi được gắp ra ngoài.

Lần cập nhật cuối lúc Thứ ba, 11 Tháng 6 2024 08:59

You are here Tin tức Trường hợp lâm sàng Xử trí kịp thời vắt chui vào mũi gây ho ra máu tại Bệnh viện Đa khoa Quảng Nam.