• Phone: 0235.3851.429
  • Hotline: 19009095
  • Thông tin:

dieuhanhtructuyen

Nhận một trường hợp ngộ độc trái mướp sát ở BVĐK tỉnh Quảng Nam

  • PDF.

Bs CKI Phạm Văn Sáu - Khoa Cấp Cứu

Vào lúc 22 giờ ngày 27 tháng 6 năm 2016 Khoa Cấp cứu BVĐK tỉnh Quảng Nam tiếp nhận một bệnh nhân Nguyễn Tấn Ch. 51 tuổi, quê ở Tam Anh Nam, Núi Thành, Quảng Nam, vào viện trong tình trạng: bệnh nhân lơ mơ, kích thích, nôn mửa nhiều lần, nôn ra máu ít, trụy tuần hoàn, huyết áp tụt: 70/40 mm/Hg, nhịp tim chậm tần số 40 lần/phút. ECG: Block AV III. Các bác sĩ đã thăm khám, đánh giá tình trạng bệnh và được người nhà cung cấp thông tin rằng trước đó bệnh nhân có uống bia nhiều, cứ nghĩ say xỉn nên không để ý, khi thấy tình trạng bệnh nhân nặng, vật vã kích thích đồng thời tìm thấy trái mướp sát, khả năng bệnh nhân ăn với ý định tự sát (ở vùng quê này người dân đều biết trái mướp sát rất độc khi ăn phải) nên vội vã đưa đi bệnh viện.

saubs1

Bệnh nhân được làm tất cả các xét nghiệm huyết học, sinh hóa máu và siêu âm; không thấy tình trạng thiếu máu, chưa thấy biểu hiện suy gan – thận và rối loạn điện giải.

Được chẩn đoán: Ngộ độc trái mướp sát, khả năng có ý định tự sát/ Biến chứng: Trụy tuần hoàn – Block AV III, hôn mê.

Bệnh nhân được xử trí hồi sức với thở oxy, bù dịch, tiêm Atropin và chuyển khoa Hồi sức tích cực- chống độc (ICU) điều trị tiếp. Tiên lượng bệnh rất nặng vì đến muộn hơn 6 giờ, tình trạng nhiễm độc nặng.

Theo dược sĩ Lê Quân Trung bài viết “Những loại cây chứa độc tố thường gặp”- NXB Quân đội nhân dân, cây mướp sát còn có tên khác: Hải qua tử - Tên khoa học: Cerbera Manghas L (C. odollam Gaertn) – Thuộc họ trúc đào: Apocynaceae, cây gỗ nhỏ, mềm, cao từ 4-6m thân có võ dày, xù xì, lá có phiến thon, bóng; gân phụ mãnh, nhiều cuốn dài , mọc so le, cụm hoa mọc ở đầu cành thành xim, hoa màu trắng, thơm; quả hạch, hình trứng hay hình cầu, khi chín màu vàng hồng, chức hai hạt; ra hoa từ tháng 3 đến  tháng 5, ra quả từ tháng 6 đến tháng 8.

Mướp sát phân bố ở vùng ven biển, các nước nhiệt đới châu Á, từ Malaysia đến Thái Lan, Campuchia, Việt Nam, Nam Trung Quốc. Ở Việt Nam cây phân bố dọc bờ biển từ Nam đến Bắc, song cây tập trung nhất ở các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An trở vào. Ở Quảng Nam cây phân bố ở các xã ven sông biển thuộc các huyện Thăng Bình, Núi Thành

Độc tính: Cây mướp sát được xếp vào nhóm cây độc, vì trong hạt có chứa các chất Cerberin, Cerbevosid, nesifolin, Theretin rất độc đối với tim, có khả năng gây tử vong, loại trái độc này có thể gây chết người từ 3 – 6 giờ sau khi ăn phải, nhựa vỏ cây có tác dụng tẩy mạnh, ăn phải hạt mướp sát có biểu hiện ngộ độc tương tự như ngộ độc lá trúc đào, có triệu chứng xuất hiện sau khi ăn 10 – 15 phút, gồm: Buồn nôn, đau bụng, nôn ói dữ dội, tiêu chảy sau đó mệt lã. Các triệu chứng thần kinh gồm: nhứt đầu, lơ mơ…. Hệ tim mạch thường bị ảnh hưởng nhiều nhất, gây rối loạn nhịp tim nghiêm trọng, nhịp tim chậm lại, không đều, trụy tim mạch, tụt huyết áp gây tử vong nhanh nếu không xử lý kịp thời bằng thuốc chống loạn nhịp tim như atropin, thuốc vận mạch và đặt máy tạo nhịp tạm thời.

Qua trường hợp bệnh nhân trên, chúng ta cần tuyệt đối không được sử dụng trái mướp sát, nhất là trẻ em ở vùng ven sông có nhiều cây mướp sát mọc, cấm tuyệt đối các cháu không được ăn trái cây này.


Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Lần cập nhật cuối lúc Thứ tư, 03 Tháng 8 2016 10:34

You are here Tin tức Trường hợp lâm sàng Nhận một trường hợp ngộ độc trái mướp sát ở BVĐK tỉnh Quảng Nam