• Phone: 0235.3851.429
  • Hotline: 19009095
  • Thông tin:

dieuhanhtructuyen

Tin hoạt động BV

Điều trị thành công trường hợp ung thư vú đang mang thai

  • PDF.

 BS. PHẠM NGỌC NA - 

(QNO) - Bệnh nhân M.T.M.N. (38 tuổi, huyện Núi Thành) được Khoa Ung bướu Bệnh viện Đa khoa Quảng Nam điều trị thành công ung thư vú khi đang mang thai.

Sau 2 năm điều trị, đến nay bệnh nhân trở lại cuộc sống sinh hoạt và lao động bình thường; các chỉ số sinh hóa, huyết học ổn định; em bé phát triển bình thường về trí tuệ và thể chất.

Bệnh nhân N. nhập Bệnh viện Đa khoa Quảng Nam vào tháng 3.2019 với chẩn đoán: ung thư vú phải giai đoạn IIIA/thai 18 tuần. Sau khi hội chẩn liên chuyên khoa ung bướu, sản - phụ khoa, gây mê - phẫu thuật, bệnh nhân được điều trị theo kế hoạch. Đó là tiếp tục thai kỳ, phẫu thuật cắt vú phải triệt để, hóa trị bổ trợ 4 chu kỳ bắt đầu sau phẫu thuật 3 tuần, tạm ngưng hóa trị trước sinh 4 tuần, sau sinh không cho con bú sữa mẹ, tiếp tục hóa trị bổ trợ 4 chu kỳ. Sau hóa trị bổ trợ, bệnh nhân từ chối xạ trị, được tiếp tục điều trị liệu pháp nội tiết cho đến nay.

Ung thư vú là loại ung thư phổ biến hàng đầu trên thế giới. Theo Globocan Việt Nam, năm 2020 có khoảng 21.555 ca ung thư vú mới được chẩn đoán và 9.345 ca tử vong do ung thư vú. Mặc dù số ca mắc mới được phát hiện ngày càng tăng nhưng tỷ lệ tử vong vẫn giữ ở mức ổn định nhờ các tiến bộ trong sàng lọc phát hiện sớm và những thành tựu đạt được trong điều trị. Tuy nhiên, điều trị ung thư vú trên phụ nữ mang thai vẫn là một thách thức lớn.

k vu thai

Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ khuyến cáo, phụ nữ nên khám sàng lọc để phát hiện sớm ung thư vú, bắt đầu khám sàng lọc hàng năm từ 40 - 54 tuổi; chụp nhũ ảnh sàng lọc nên được thực hiện thường quy từ 45 tuổi. Phụ nữ từ 55 tuổi trở lên nên sàng lọc 2 năm một lần, nếu có điều kiện, tiếp tục sàng lọc hằng năm.

Dự kiến trong quý II.2021, Khoa Ung bướu Bệnh viện Đa khoa Quảng Nam bắt đầu thực hiện các chương trình sàng lọc phát hiện sớm các bệnh ung thư thường gặp như: ung thư gan, ung thư vú, ung thư phổi, ung thư đại - trực tràng... Việc sàng lọc ung thư sẽ giúp làm tăng tỷ lệ chẩn đoán bệnh ở giai đoạn sớm và làm tăng tỷ lệ điều trị khỏi. Hơn nữa, điều trị ung thư giai đoạn sớm thường ít phức tạp và ít tốn kém hơn so với chẩn đoán ở giai đoạn muộn.

Nguồn http://baoquangnam.vn/y-te/dieu-tri-thanh-cong-truong-hop-ung-thu-vu-dang-mang-thai-110761.html

Lần cập nhật cuối lúc Thứ ba, 13 Tháng 4 2021 18:54

Cứu sống một bệnh nhân bị đột quỵ nguy kịch

  • PDF.

Bs Đặng Ngọc Thành - 

Ngày 4 tháng 4 năm 2021, Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Nam đã cứu sống một bệnh nhân bị nhồi máu não trong tình trạng nguy kịch, đe dọa tử vong.

Bệnh nhân: Võ Văn C. 65 tuổi.

Địa chỉ: xã Tam Hòa, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam.

Vào viện lúc 11 giờ 48 phút ngày 04/4/2021.

Lý do vào viện: Hôn mê sâu.

Bệnh sử: Theo lời người nhà khai, bệnh nhân có tiền sử tăng huyết áp, cách lúc nhập viện khoảng 1 giờ, sau khi ăn xong đi vào nhà vệ sinh thì bệnh nhân loạng choạng rồi ngã xuống, méo miệng, nôn, mê sâu. Người nhà gọi xe ô tô chở vào khoa Cấp cứu, bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Nam.

Ghi nhận tại khoa Cấp cứu: Huyết áp 130/80mmHg; Glasgow (E1V2M4) = 7 điểm (thang điểm Glasgow để đánh giá tri giác của bệnh nhân, 15 điểm là bình thường, 7 điểm là hôn mê sâu); bệnh nhân tăng tiết, khó thở, liệt hoàn toàn ½ người bên phải. Kíp trực cấp cứu xác định bệnh nhân nặng, rất có thể bị nhồi máu não giờ thứ 2 (đang trong khoảng “giờ vàng” để cấp cứu). Nên song song với các biện pháp cấp cứu, chúng tôi khởi động quy trình “báo động đỏ” nội viện.

Bệnh nhân được đi chụp Cắt lớp vi tính (CLVT) sọ não ngay, cả bác sĩ cấp cứu và bác sĩ tiêu sợi huyết đều có mặt tại phòng chụp CLVT, khi thấy không có hình ảnh xuất huyết não trên phim chụp, chúng tôi đã giải thích nhanh cho thân nhân đồng ý và tiến hành tiêu sợi huyết ngay với thuốc Alteplase 50mg.                          

cuusong1

Bệnh nhân trước khi dùng thuốc bị liệt vận động và hôn mê sâu

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ ba, 06 Tháng 4 2021 18:54

Hội thảo: Vai trò của cộng hưởng từ trong chẩn đoán và lập kế hoạch điều trị một số bệnh lý gan mật

  • PDF.

 Khoa CĐHA - 

Chẩn đoán hình ảnh & hình ảnh học can thiệp ngày càng được chỉ định nhiều trong thực hành lâm sàng nhằm giúp chẩn đoán chính xác & điều trị hiệu quả hơn trong một số bệnh lý Gan Mật.

Nhằm góp phần phát hiện sớm, chính xác để cùng các nhà lâm sáng điều trị hiệu quả một số bệnh lý Gan Mật, Hội CĐHA-YHHN Thưà Thiên Huế cùng Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Nam phối hợp tổ chức hội thảo khoa học ”VAI TRÒ CỦA CỘNG HƯỞNG TỪ TRONG CHẨN ĐOÁN & LẬP KẾ HOẠCH ĐIỀU TRỊ MỘT SỐ BỆNH LÝ GAN MẬT”

Hội thảo sẽ diễn ra ngày 07/04/2021.

  • Buổi sáng 8h00 - 11h30: Phiên Thực hành tại Khoa CĐHA, Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Nam
  • Buổi chiều 13h30 - 17h30: Phiên Bài giảng tại Hội trường Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Nam, 01 nguyễn Du, thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam.

Ban Tổ chức hội thảo trân trọng kính mời!

05-04-2021-09.35 page 3

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ hai, 05 Tháng 4 2021 10:57

Triển khai thành công kỹ thuật khoan cắt mảng xơ vữa - rotablator trong can thiệp động mạch vành

  • PDF.

Khoa Nội Tim mạch - 

Ngày 26.3 vừa qua, được sự hỗ trợ của TS. Ngô Minh Hùng - phó khoa Can thiệp tim mạch - Bệnh viện Chợ Rẫy, các Bác sỹ khoa Nội Tim mạch Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Nam đã áp dụng thành công kỹ thuật khoan cắt mảng xơ vữa (Rotablator) để can thiệp thành công cho một trường hợp bệnh nhân lớn tuổi bị tổn thương hẹp 3 thân động mạch vành kèm vôi hóa nặng. Đây là kỹ thuật lần đầu tiên được triển khai tại Quảng Nam.

rota1

Hình 1. Mô hình Rotablator hoạt động khoan cắt mãng xơ vữa động mạch

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ năm, 01 Tháng 4 2021 20:03

Bệnh viện Đa khoa Quảng Nam cứu sống bệnh nhân nhồi máu cơ tim nguy kịch

  • PDF.

Bs CK2 Nguyễn Lương Quang - 

Tối ngày 26.3 vừa qua Bệnh Viện Đa Khoa Quảng Nam tiếp nhận bệnh nhân Lê Thành L. 63 tuổi ở phường An Phú-TP Tam Kỳ trong tình trạng hết sức nguy kịch. Bệnh nhân vào viện vì đau ngực và khó thở. Bệnh nhân có tiền sử điều trị bệnh đái tháo đường hơn 6 năm nay, điều đáng nói là bệnh nhân này đã được đặt tổng cộng 7 stent tại một bệnh viện khác cách đây chỉ mới 3 tháng.

Bệnh nhân vào khoa Cấp cứu trong tình trạng vật vã kích thích, tím tái toàn thân, khó thở dữ dội, thở nhanh nông hơn 50 lần/phút, nhịp tim nhanh, huyết áp tụt kẹp, 70/50mmHg. Bệnh nhân sau đó nhanh chóng đi vào hôn mê sâu, ngưng thở ngưng tim hoàn toàn. Xác định đây là trường hợp tắc stent do huyết khối - một cấp cứu tim mạch rất nặng nề có nguy đe dọa tính mạng của bệnh nhân, ekip trực tim mạch phối hợp với các Bác sỹ khoa Cấp cứu đã tiến hành hồi sức tim phổi cho bệnh nhân theo đúng quy trình đồng thời kích hoạt báo động đỏ đơn vị can thiệp tim mạch của bệnh viện. Sau gần 10 phút hồi sức, bệnh nhân được chuyển đến phòng can thiệp tim mạch để chụp động mach vành, kết quả chụp cho thấy bệnh nhân bị tắc hoàn toàn stent đã đặt trước đó trong động mạch liên thất trước đồng thời hẹp nặng lỗ vào của động mạch mũ. Bệnh nhân nhanh chóng được tái thông lại động mạch vành liên thất trước đã tắc và xử trí chỗ hẹp của động mạch mũ với kỹ thuật can thiệp chỗ chia đôi thân chung rất phức tạp. Sau hơn 30 phút thủ thuật, bệnh nhân đã dần tỉnh lại, tuy nhiên phải cần thuốc trợ tim liều cao và thở máy hổ trợ qua ống nội khí quản.

Sau can thiệp bệnh nhân được chuyển về điều trị tị khoa Hồi sức tích cực, sau 1 ngày bệnh nhân đã cai được máy thở, giảm liều thuốc trợ tim, tỉnh táo hoàn toàn có thể tự ăn uống nói chuyện bình thường. Hiện tại, ngày 30.3, bệnh nhân đã được chuyển về khoa Nội Tim mạch điều trị, không còn phải dùng thuốc trợ tim, dự kiến có thể xuất viện trong vài ngày tới.

cuusong

Hình 1. Trước khi can thiệp – mũi tên màu trắng là chỗ tắc stent cũ

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ tư, 31 Tháng 3 2021 05:51

You are here Tin tức Tin hoạt động BV