• Phone: 0235.3851.429
  • Hotline: 19009095
  • Thông tin:

dieuhanhtructuyen

Cẩn trọng khi dùng thuốc cho người bệnh có bệnh lý đặc biệt

  • PDF.

Ds Bùi Văn Nghĩa

Đứng trước một người bệnh có trạng thái bệnh lý đặc biệt, người thầy thuốc cần hết sức cân nhắc khi dùng thuốc cho bệnh nhân, để tránh tối đa những hậu quả tai biến do thuốc. Một số trạng thái bệnh lý, một số thuốc chính cấm dùng hoặc phải dùng thận trọng:

1. Mang thai

- Ba tháng đầu của thai kỳ hoặc người nghi có thai: Thuốc chống gián phân (cyclophosphamid, methotrexat, vinblastin, busulfan, clorambucil...), nhiều thuốc chống nôn (cyclizin, meclozin, dimenhydrinat...), thuốc chống động kinh, chống sốt rét, thuốc nhuận tràng chứa podophylin, penicilamin, thalidomid, thuốc chống trầm cảm loại ba vòng, lithium, furosemid, rifampicin, trimethoprim (trong co-trimoxazol), pyrimethamin, thuốc chống tiểu đường...

dsnghia2

- Trong suốt thai kỳ: Kháng sinh nhóm aminoglycosid, kháng giáp trạng tổng hợp, hormon sinh dục, chất làm đồng hóa protein, iod liều cao hoặc dùng lâu, các tetracyclin, vitamin A liều cao, vaccin...

- Trong ba tháng cuối của thai kỳ (nhất là khi sắp chuyển dạ): Thuốc gây mê, thuốc ngủ, kháng vitamin K, indomethacin, aspirin, thuốc an thần giải lo, chế phẩm thuốc phiện, thuốc gây metHb hoặc gây vàng da ở trẻ sơ sinh...

 2. Suy mạch vành

- Thuốc làm tăng công năng tim: Loại adrenergic, amphetamin, thuốc chống cao huyết áp, các xanthin (cafein, theophylin), hormon giáp trạng (liều cao), levodopa, ketamin, một số thuốc giãn mạch...

- Thuốc gây giảm oxygen cơ tim: Thuốc liệt hạch, thuốc giảm glucose máu (liều cao)...

 3. Suy tim

Propranolol, verapamil, thuốc làm hạ calci/máu (mithramicin...), thuốc gây mê, dịch truyền làm tăng áp lực thẩm thấu, thuốc chứa ion Na+, thuốc gây tích lũy nước và Na+, thuốc ngủ, an thần giải lo (khi lưu lượng tim rất thấp), corticoid, ACTH, dẫn xuất phenylbutazon, thuốc độc với cơ tim, thuốc tương tác với điều trị suy tim (tiêm tĩnh mạch calci, thuốc gây hạ kali máu, Li+...)

 4. Người theo chế độ ăn không muối

Thuốc chứa Li+, truyền tĩnh mạch thuốc chứa Na+, thuốc long đờm chứa natri (natri benzoat, natri citrat...), thuốc kháng acid đường tiêu hóa chứa natri bicarbonat hoặc  dinatri phosphat...

 5. Tăng huyết áp

Một số thuốc gây mê, thuốc làm tăng huyết áp cấp tính, như khi bắt đầu dùng loại adrenergic, reserpin, α-methyldopa (Aldomet) hoặc dùng clonidin khi kết thúc điều trị mạn (như thuốc uống ngừa thai, corticoid, ACTH), thuốc chứa natri, sulpirid, lithi...

 6. Suy gan

Thuốc ngủ, an thần giải lo, thuốc an thần kinh, kháng histamin H1, thuốc dễ làm chảy máu (aspirin, salicylat, kháng vitamin K, heparin, loại tiêu fibrin), thuốc gây loét ống tiêu hóa (thuốc chống viêm, reserpin), thuốc độc với gan (thuốc chống gián phân, halothan, thuốc ức chế MAO, INH dùng cùng rifampicin, ethionamid, Aldomet, vitamin A liều cao)...

 7. Viêm hoặc loét ống tiêu hóa

Acid ethacrynic, thuốc chống viêm, thuốc dễ làm chảy máu (aspirin, salicylat, indomethacin, thuốc chống đông, loại tiêu fibrin, reserpin...)

 8. Động kinh

Thuốc hồi sức hô hấp (nikethamid, long não, cardiazol, doxapram...), amphetamin và dẫn xuất, thuốc tê (liều cao), dẫn xuất phenothiazin kháng H1, thuốc làm chảy máu (có thể gây chấn thương sọ), thuốc chống co giật, chống động kinh có tương tác với điện não đồ (như barbiturat, benzodiazepin...), thuốc an thần kinh, liều cao penicilin (tiêm tĩnh mạch), reserpin, liều cao theophylin, thuốc chống trầm cảm loại ba vòng, strychnin...

 9. Nghiện rượu

Thuốc ngủ, an thần giải lo, an thần kinh, thuốc kháng histamin H1, thuốc chống trầm cảm loại ba vòng, thuốc ngủ gây rối loạn tâm thần (glutethimid, methaqualon, meclaqualon), thuốc gây thiếu vitamin (như ethionamid, INH, protionamid, dihydralazin, piperazin làm giảm vitamin B6 gây co giật); thuốc làm thiếu vitamin B1 làm trầm trọng một số bệnh thần kinh ngoại biên ở người nghiện rượu, uống kháng sinh phổ rộng (tetracyclin, cloramphenicol, sulfamid), thuốc gây thiếu acid folic làm thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ (như methotrexat, thuốc chống động kinh, pyrimethamin, trimethoprim, triamteren), thuốc gây phản ứng vận mạch (clopropamid, metronidazol, tolbutamid, cephalosporin...) hoặc gây nhiễm acid lactic (như phenformin), thuốc mà chuyển hóa bị thay đổi bởi rượu ethylic.

Ở người nghiện rượu, cần tránh mọi thuốc nguy hiểm cho người động kinh, suy gan, người loét dạ dày - tá tràng.

 10. Suy thận

Kháng sinh aminoglycosid, penicilin G, carbenicilin (liều cao tiêm tĩnh mạch), kháng sinh polypeptid, thuốc sát khuẩn đường tiết niệu (như nitrofurantoin, EACA, thuốc gây tê, cloramphenicol, thiamphenicol, glycosid trợ tim, acid ethacrynic, furosemid, thuốc ức chế trao đổi ở ống lượn xa (như spironolacton, triamteren), thuốc làm tăng K+ máu, thuốc làm giảm glucose máu (sulfamid chống tiểu đường), làm nhiễm acid lactic (biguanid), dẫn xuất thủy ngân (Hg), mithramycin, chế phẩm bismuth (Bi), dẫn xuất phenacetin, sulfamid kìm khuẩn, succinylcholin...

 11. Tiểu đường

Thuốc mang thêm ose (glucose, fructose), thuốc làm tăng glucose máu (corticoid, ACTH, uống thuốc ngừa thai, thuốc lợi niệu thiazid, furosemid, phenytoin, một số thuốc chống gián phân), thuốc gây nhiễm acid chuyển hóa (thuốc ức chế β, thuốc ức chế MAO, sulfamid, perhexilin), thuốc kháng sinh như các tetracyclin, ampicilin, cloramphenicol, corticoid và ACTH, thuốc ức chế miễn dịch.

Thuốc tương tác với điều trị đái tháo đường làm tăng tiềm lực tác dụng giảm glucose máu như:

- Với insulin: Không dùng thuốc ức chế β, thuốc ức chế MAO, sulfamid, perhexilin.

- Với sulfamid chống tiểu đường: Ngoài những thuốc kể trên với insulin, không dùng phenylbutazon, aspirin, salicylat, thuốc kháng vitamin K

 12. Suy hô hấp

Thuốc ức chế trung tâm hô hấp (chế phẩm thuốc phiện, nalorphin, barbiturat, thuốc an thần giải lo), thuốc ngăn cản dẫn truyền thần kinh cơ (kháng sinh aminoglycosid, d-tubocurarin, colistin, polymycin B, các tetracyclin, aminazin, trimethadion, penicilamin, succinylcholin...), thuốc dùng lâu gây xơ hóa phổi (thuốc chống gián phân, mecamylamin, nitrofurantoin, oxy (O2) nồng độ cao dùng lâu, phenytoin, cao tuyến yên nhỏ mũi...), thuốc làm co phế quản, nhất là ở người hen và viêm phế quản (loại ức chế β, kích thích β, cholinergic, N-acetylcystein, loại giải phóng histamin)...

  13. Người bí đái

- Ở nam giới: Các androgen và loại đồng hóa protein

- Ở cả hai giới: Loại kháng cholinergic (atropin và cùng loại, thuốc chống parkinson loại kháng cholinergic trung ương, thuốc kháng histamin H1, thuốc an thần kinh (như loại phenothiazin), thuốc chống trầm cảm ba vòng, thuốc liệt hạch (như arfonad)...

14. Glocom

- Ở người glocom mạn: Corticoid, ACTH.

- Ở người glocom góc mống mắt – giác mạc đóng: Atropin (nhỏ mắt hoặc toàn thân), thuốc kháng cholinergic, thuốc liệt hạch Arfonad..., loại adrenergic (tại chỗ và toàn thân), dẫn xuất amphetamin...

 15. Người ở ngoài nắng nhiều, ở nhiệt độ cao, đang sốt

- Tiếp xúc nhiều với ánh nắng: Thuốc có độc tính khi gặp ánh sáng (như ban đỏ ở nơi của thân thể tiếp xúc với ánh sáng).

- Thuốc bôi ngoài: Thuốc sát khuẩn chứa halogen (hexaclorphen, bithionol...), dẫn xuất hắc ín (benzen, toluen, anthracen...), một số chất màu (eosin, xanh methylen, fluorescein...), một số thuốc chống nấm, một số thuốc kháng histamin (promethazin, diphenhydramin...).

- Thuốc dùng bên trong cơ thể: Doxycylin, dẫn xuất phenothiazin, thuốc kháng histamin H1, thuốc an thần kinh, kháng vitamin K, amiodaron, sulfamid, acid nalidixic...

- Thuốc gây dị ứng do ánh sáng (nhạy cảm với ánh sáng): Sulfamid, dẫn xuất phenothiazin, thuốc sát khuẩn chứa halogen, một số chất màu, griseofulvin, quinin ...

- Thuốc gây quá tải sắc tố melanin: Uống thuốc ngừa thai.

- Tiếp xúc với nhiệt độ cao: Thuốc kháng cholinergic (loại atropin), thuốc lợi niệu, thuốc làm tăng thân nhiệt (loại amphetamin, thuốc hồi sức hô hấp, thuốc chống trầm cảm loại ba vòng, aspirin, salicylat, cinchophen, thuốc ức chế MAO, thuốc an thần kinh, theophylin, chì (Pb) (vì khi đó Pb hấp thu không đúng lúc, gây ngộ độc).

- Người đang sốt: Mọi thuốc gây rối loạn thần kinh – tâm thần.


Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Lần cập nhật cuối lúc Chủ nhật, 16 Tháng 9 2012 21:05

You are here Tin tức Thông tin thuốc Cẩn trọng khi dùng thuốc cho người bệnh có bệnh lý đặc biệt