• Phone: 0235.3851.429
  • Hotline: 19009095
  • Thông tin:

dieuhanhtructuyen

Tập san Y học

Chẩn đoán và điều trị thoái hóa khớp và cột sống (Arthrose, Osteoarthritis)

  • PDF.

Ths Nguyễn Đình Tuấn - Trường CĐYT Quảng Nam

Trong thực hành lâm sàng tại khoa Nội tổng hợp hiện nay, số lượng bệnh nhân được chẩn đoán thoái hóa khớp và cột sống không ít nhưng dường như việc khám bệnh, tổng hợp triệu chứng và đưa ra chẩn đoán cuối cùng còn chưa mang tính hệ thống dựa trên các tiêu chuẩn đã được công nhận. Bài viết này xin được giới thiệu tóm tắt một số tiêu chuẩn và các biện pháp điều trị phổ biến hiện nay.

1. Chẩn đoán xác định thoái hóa khớp và cột sống

Cần nhớ rằng trong thoái hóa khớp có sự tham gia của các cytokin tiền viêm (interleukin 1-β, yếu tố hoại tử u TNF-α). Ngoài ra còn có vai trò của các gốc tự do Nitric acid (NO) tham gia vào quá trình dị hóa sụn khớp. Các yếu tố này làm thay đổi tính chất sinh hóa và cơ học của sụn khớp, mô xương dưới sụn; chất cơ bản proteoglycan mất dần, thoái hóa lưới collagen, kích hoạt enzyme tiêu protein (metalloprotease). Hậu quả là bề mặt sụn khớp mỏng dần, xơ hóa gây ra triệu chứng của thoái hóa khớp bao gồm:

- Lâm sàng: đau kiểu cơ học, không có các triệu chứng tại các vị trí khác, toàn thân bình thường, có thể có biến dạng khớp do chồi xương.

- Xét nghiệm máu hoặc dịch khớp: bilan viêm âm tính.

- X quang khớp: hẹp khe, đặc xương dưới sụn, tân tạo xương (chồi xương, gai xương)

Đọc thêm...

Các khái niệm mới trong hở van hai lá chức năng

  • PDF.

TS Phan Đồng Bảo Linh

Nó không chỉ là một bệnh của thất trái

Hở van hai lá chức năng từ lâu đã được coi là thứ phát do rối loạn chức năng thất trái. Hở van hai lá chức năng là một rối loạn phức tạp và không đồng nhất, là hậu quả của sự mất cân bằng giữa lực đóng van do co bóp thất trái với các lực níu lá van ngăn sa van vào nhĩ trái. Cơ chế khác nhau chẳng hạn như giãn vòng van hai lá đối xứng hoặc không đối xứng, níu lá van bởi yếu tố bên ngoài và/ hoặc chuyển vị đỉnh các cơ nhú và thành thất trái đang hỗ trợ chúng, giảm huyết áp tâm thu thất trái chức năng và bất thường hình thái thất trái riêng lẻ hoặc kết hợp đã được chứng minh gây ra hở van hai lá. Theo đó, một nhận thức lâm sàng phổ biến là hở van hai lá chức năng chính là một bệnh của thất trái. Có bằng chứng mạnh mẽ, khá phù hợp là hở van hai lá chức năng cho dù bất kỳ mức độ nghiêm trọng nào đều báo trước một tiên lượng xấu ở bệnh nhân bệnh tim thiếu máu cục bộ hoặc bệnh cơ tim giãn. Do đó, điều quan trọng là cần phải xác định hở van hai lá chức năng và đánh giá mức độ nghiêm trọng của nó, cũng như phát triển các phương pháp điều trị hiệu quả cho nó, một vấn đề mà hiện tại vẫn còn khó giải quyết dứt điểm.

 hep2la

 Hình Van hai lá

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ tư, 12 Tháng 6 2013 09:25

Tiếp cận bệnh nhân xuất huyết cấp tính đường tiêu hóa cao

  • PDF.

Ths Bs Lê Tự Định - Khoa ICU

Bệnh nhân xuất huyết cấp đường tiêu hóa cao thường biểu hiện nôn ra máu và đi tiêu phân đen. Đánh giá ban đầu các bệnh nhân này liên quan đến việc đánh giá sự ổn định huyết động và các biện pháp hồi sức nếu cần thiết. Các phương tiện chẩn đoán, thường là nội soi tiếp theo nhằm để chẩn đoán và khi có thể thì điều trị các rối loạn cụ thể. Phương thức chẩn đoán và các biện pháp điều trị ban đầu cho bệnh nhân xuất huyết cấp đường tiêu hóa cao có ý nghĩa lâm sàng quan trọng. Quan điểm này phù hợp với tuyên bố đồng thuận quốc tế đa nghành được cập nhật trong năm 2010. Năm 2012, Hội nội soi tiêu hóa và Trường môn các bệnh lý tiêu hóa Hoa kỳ đã đưa ra hướng dẫn về xử trí cho bệnh nhân xuất huyết cấp tính đường tiêu hóa cao. Chúng tôi xin tóm lược những điểm chính của hướng dẫn này.

xuathuyet1

ĐÁNH GIÁ BAN ĐẦU

-Hỏi bệnh sử, khám lâm sàng, làm 1 số xét nghiệm và trong 1 số trường hợp rửa dạ dày qua ống sonde mũi-dạ dày, nhằm đánh giá mức độ nghiêm trọng tình trạng chảy máu, xác định các nguồn có khả năng chảy máu và xác định tình trạng hiện tại có thể sẽ ảnh hưởng đến việc điều trị tiếp theo.

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ hai, 10 Tháng 6 2013 16:12

Báo cáo tổng kết chẩn đoán PAP theo hệ thống chẩn đoán tế bào học cổ tử cung (Bethesda 2001)

  • PDF.

Bs Nguyễn Xuân Hiền - Khoa GPB

Xem tại đây

Rối loạn cương dương

  • PDF.
PGS TS Lê Đình Khánh, Trường Đại học Y Dược Huế
Bài báo cáo tại Hội Nghị Khoa Học Tuổi Trẻ - BVĐKQN
1. Mở đầu

Về mặt sinh lý cương dương vật là kết quả của một sự kết hợp nhịp nhàng của các quá trình liên quan đến tâm lý, thần kinh và mạch máu tạo nên một đáp ứng sinh lý trong các mạch máu dương vật và gây nên hiện tượng cương. Động mạch giãn làm tăng lưu lượng máu đổ vào các xoang của thể hang tạo nên máu được chứa đầy trong vật hang. Chính điều này làm cản trở tĩnh mạch chảy ra từ dương vật bằng cách chèn ép tĩnh mạch vào bao trắng dương vật, dẫn đến cương cứng dương vật.

Rối loạn cương dương (RLCD) được định nghĩa như là một tình trạng dương vật không cương hoặc không cương cứng đủ và kéo dài đủ để quan hệ tình dục.

cuongduong1

  Về mặt dịch tể, một nghiên cứu của ĐH Massachusetts cho thấy RLCD có thể xuất hiện ở khoảng 50% nam giới từ 40 đến 70 tuổi. Người ta cũng ước tính khoảng 150 triệu nam giới trên toàn thế giới có RLCD. Nghiên cứu ENIGMA năm 2004 cho thấy RLCD gặp trong khoảng 17% của nam giới ở châu Âu. RLCD có thể đi kèm với một số bệnh lý khác như tăng huyết áp, đái tháo đường, béo phì và xơ vữa động mạch [4-6].  Ở Việt nam, RLCD trước đây ít được đề cập do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, trong đó tập tục của người Việt cũng là một yếu tố góp phần. Tuy nhiên trong những năm gần đây, số lượng bệnh nhân đến khám do RLCD ngày càng tăng. Điều này một phần là do sự thay đổi về các điều kiện kinh tế xã hội, mặc khác sự hiểu biết của người dân ngày càng được cải thiện, như cầu cuộc sống thay đổi. Mặc dù vậy, các nghiên cứu về dịch tể của RLCD vẫn chưa nhiều và chưa có tính hệ thống. Nghiên cứu của Phạm Văn Trịnh cho thấy có RLCD ở 10,8% trong độ tuổi 18-38, 44% trong độ tuổi 41-50,  và 57% ở độ tuổi trên 60.
.
You are here Đào tạo Tập san Y học