Bs Trương Duy Nghĩa -
I. ĐỘNG MẠCH CẢNH, ĐỘNG MẠCH ĐỐT SỐNG VÀ ĐỘNG MẠCH DƯỚI ĐÒN
1. Động mạch cảnh:
Các mảng xơ vữa động mạch cảnh là nguy cơ tiềm ẩn của đột quỵ do tắc mạch, và có liên quan đến tăng nguy cơ các biến cố tim mạch ngoài đột quỵ. Vì chưa có thử nghiệm nào nghiên cứu liệu pháp kháng tiểu cầu đơn (Single Aantiplatelet Therapy- SAPT, ví dụ như aspirin) để giảm các biến cố tim mạch ở bệnh nhân có mảng xơ vữa động mạch cảnh không hẹp (tài liệu này chỉ đề cập đến các bệnh nhân hẹp động mạch cảnh (khi hẹp > 50%).
Điều trị chống huyết khối ở bệnh nhân hẹp động mạch cảnh không triệu chứng vẫn còn nhiều tranh cãi. Hướng dẫn của ESC đề xuất SAPT lâu dài ở bệnh nhân không có triệu chứng hẹp động mạch cảnh ≥ 50% nếu nguy cơ chảy máu thấp.
Hẹp động mạch cảnh có triệu chứng có liên quan đến nguy cơ cao tái phát sớm các biến cố thiếu máu cục bộ mạch máu não. Ở những bệnh nhân bị tai biến mạch máu não liên quan đến bệnh động mạch lớn, SAPT (aspirin hoặc clopidogrel) có hiệu quả hơn trong việc giảm các biến cố tái phát so thuốc kháng vitamin K (VKA). Về liệu pháp kháng tiểu cầu kép (Dual antiplatelet therapy- DAPT), trong giai đoạn đầu hẹp động mạch cảnh có triệu chứng, sự kết hợp của aspirin và clopidogrel làm giảm nguy cơ tắc mạch não không triệu chứng và đột quỵ, thuốc cũng làm giảm nguy cơ tái phát đột quỵ sau cơn thiếu máu cục bộ đột quỵ nhỏ và TIA. Gần đây hơn, thử nghiệm cho thấy nguy cơ tử vong hoặc đột quỵ giảm đáng kể (17%) khi sử dụng ticagrelor + aspirin so với aspirin đơn thuần ở bệnh nhân đột quỵ nhẹ hoặc TIA nguy cơ cao khi có kèm hẹp động mạch cảnh.
Sau khi đặt stent động mạch cảnh, DAPT (aspirin + clopidogrel) được xem là tiêu chuẩn điều trị, trong khi thời gian tối ưu còn đang được tranh luận. Với kinh nghiệm đặt stent mạch vành, hầu hết các chuyên gia ủng hộ DAPT sau đặt stent động mạch cảnh ít nhất 1 tháng.
Ở những bệnh nhân đã được phẫu thuật cắt bỏ nội mạc động mạch cảnh (CEA), việc giảm các biến cố thiếu máu cục bộ khi dùng aspirin đã được chứng minh trong thử nghiệm và thực tế. Không có sự khác biệt về đột quỵ tử vong sau CEA giữa DAPT và SAPT, nhưng nguy cơ chảy máu lớn và tụ máu vùng cổ cao hơn đáng kể khi dùng DAPT.
- 24/10/2021 09:22 - So sánh các liệu pháp điều trị nội khoa trong lạc …
- 23/10/2021 09:39 - Quan điểm hiện nay về xử trí các biến chứng cơ học…
- 05/10/2021 19:36 - Khuyến cáo của chuyên gia về việc xử trí bệnh nhân…
- 25/09/2021 16:16 - Viêm phổi SARS-CoV-2 - liên kết thụ thể và bệnh họ…
- 21/09/2021 11:16 - Thay lại dây chằng chéo trước
- 14/09/2021 21:00 - Bệnh trào ngược dạ dày thực quản trong thai kỳ
- 10/09/2021 16:46 - Xử trí thai chết lưu - thai dị dạng
- 07/09/2021 18:27 - Giảm tiểu cầu huyết khối miễn dịch liên quan đến v…
- 06/09/2021 16:24 - Đánh giá và quản lý chứng chán ăn và suy mòn trong…
- 05/09/2021 19:12 - Những thay đổi về thực hành lâm sàng trong can thi…