• Phone: 0235.3851.429
  • Hotline: 19009095
  • Thông tin:

dieuhanhtructuyen

Tiêm chủng trong thai kỳ

  • PDF.

Bs Nguyễn Thị Kiều Trinh- Khoa Phụ Sản

Tiêm chủng là một phần quan trọng trong việc chăm sóc phụ nữ mang thai. Việc chủng ngừa cúm cho phụ nữ có thai đặc biệt quan trọng vì phụ nữ có thai mắc cúm tăng nguy cơ bệnh suất cho mẹ cũng như bệnh suất và tử vong cho thai , bao gồm dị tật bẩm sinh, sẩy thai tự nhiên, sinh non và thai nhẹ cân . Các vắc-xin khác bảo vệ cho người mẹ khỏi nguy cơ cao về bệnh suất liên quan đến các tác nhân gây bệnh cụ thể như phế cầu khuẩn, não mô cầu và viêm gan ở những phụ nữ có thai.

tiemchung

- Bác sĩ Sản phụ khoa và các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sản khoa nên thường xuyên đánh giá tình trạng tiêm chủng của bệnh nhân mang thai.

- Bác sĩ Sản phụ khoa và các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sản khoa nên đề nghị và hướng dẫn tiêm vắc xin cần thiết cho bệnh nhân mang thai .

-Không có bằng chứng về tác dụng lên thai nhi từ việc tiêm phòng cho phụ nữ có thai với vaccine từ virus, vi khuẩn bất hoạt và dữ liệu chứng tỏ việc tiêm chủng là an toàn trong khi có thai đối với một số loại vắc-xin.

- Phụ nữ đang mang thai trong mùa cúm nên chủng ngừa cúm hàng năm. Các vắc-xin cúm bất hoạt được cấp phép, khuyến cáo, phù hợp với lứa tuổi, có thể được cho phép một cách an toàn trong bất kỳ tam cá nguyệt nào.

-Tất cả phụ nữ mang thai nên nhận một loại vắc- xin uốn ván, độc tố giảm độc lực của bạch hầu và vắc-xin ho gà (Tdap) trong mỗi lần mang thai, sớm nhất là trong khoảng thời gian tuổi thai từ 27 đến 36 tuần.

- Các loại vắc-xin khác có thể được đề nghị trong thời kỳ mang thai tùy thuộc vào độ tuổi của bệnh nhân, chủng ngừa trước đó, bệnh đi kèm hoặc các yếu tố nguy cơ bệnh tật.

- Các nghiên cứu đều thống nhất rằng khi Bác sĩ sản khoa hoặc nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sản khoa khác đề nghị tiêm chủng, tỷ lệ chấp nhận và tiêm vaccin cao hơn gấp 5 lần đến 50 lần so với các nhà cung cấp dịch vụ khác.

Bảng 1 tóm tắt các chủng ngừa được đề nghị trong thời kỳ mang thai dựa trên Lịch tiêm chủng của Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh cho người lớn từ 19 tuổi trở lên của Hoa Kỳ. Ngoài các loại vắc-xin Tdap và cúm, bảng này khuyến cáo bổ sung các vắc- xin bảo vệ phụ nữ mang thai có nguy cơ hoặc yếu tố dịch tể khiến họ có nguy cơ mắc các bệnh này hơn. Sau khi đánh giá tiền sử tiêm ngừa, bệnh sử, nguy cơ mắc bệnh và các yếu tố dịch tể, hãy xác định xem bệnh nhân của bạn có thích hợp cho các vắc-xin được nêu trong Bảng 1.

Bảng 1: Khuyến cáo tiêm chủng cho phụ nữ mang thai

Vaccine

Chỉ định trong mỗi thai kỳ

Chỉ định trong thai kỳ ở nhóm có nguy cơ

Chống chỉ định trong thai kỳ

Chỉ định trong thời kỳ hậu sản, cho con bú hoặc cả hai

Vaccine cúm bất hoạt

X

X

Bạch hầu- Ho gà- uốn ván

(Tdap)

X

X

Vaccine Phế cầu

X

X

Vaccine Phế cầu kết hợp với não mô cầu nhóm B

X

X

Vaccine viêm gan A

X

X

Vaccine viêm gan B

X

X

Vaccine HPV

X

Sởi- Quai bị- Rubella

X

X

Thủy đậu

X

X

-Phụ nữ mang thai có thể gia tăng nguy cơ mắc bệnh viêm gan cũng như các biến chứng nặng của viêm gan A như viêm gan mạn, rối loạn chức năng đông máu do đó có thể chỉ định tiêm trong thai kỳ, trong thời kỳ hậu sản.

-Vaccine viêm gan B nên được khuyến cáo tiêm trong thai kỳ ở những bệnh nhân có nguy cơ lây truyền viêm gan B như tiếp xúc với bạn tình có HbsAg(+) hoặc có hơn một bạn tình trong vòng 6 tháng trước đó, cần điều trị các bệnh lây truyền qua đường tình dục, tiêm phòng viêm gan B trong thai kỳ và trong thời kỳ hậu sản.

-MMR ( Measles- Mumps- Rubella) : vaccine 3 trong 1 dự phòng sởi – quai bị - rubella. Loại này là loại vaccine sống giảm độc lực, cần cho cả người lớn và trẻ em nhưng chống chỉ định trong thai kỳ. Nhiễm rubella khi mang thai có thể gây nên hậu quả rất nghiêm trọng cho thai đặc biệt là Rubella bẩm sinh. Bạn nên tiêm thuốc này 3 tháng trước khi mang thai, hoặc tối thiểu là 1 tháng trước khi có thai và có thể tiêm trong thời kỳ hậu sản.

(Lược dịch từ Maternal Imunization- ACOG- Committee Opinion số 741, tháng 6/2018)

You are here Đào tạo Tập san Y học Tiêm chủng trong thai kỳ