Lương Văn Phụng - Phòng bó bột khoa ngoại chấn thương
Với các trường hợp bệnh nhân già xương mềm, dù được nắn tốt và bất động chính xác bằng bó bột cẳng bàn tay hoặc bằng bột cánh bàn tay đến tận ngón tay cái, cũng có không ít trường hợp bị di lệch thứ phát, bị gập góc mở ra sau và ra ngoài. Nên chúng ta cần nắn bó bột cẳng bàn tay tư thế nắm tay.
Mặc dù các ngón tay cũng bị bất động trong bột nhưng ở tư thế cơ năng, nên sau một thời gian ngắn cũng trở lại hoạt động bình thường (cổ tay ngửa khoảng 20 độ và nghiêng nhẹ sang phía trụ, các khớp bàn ngón tay của 2-5 gấp 60- 70 độ, các đốt liên đốt giữa và cuối gấp 20-30 độ, và ngón tay cái ở tư thế đối chiếu với ngón trỏ).
* Các bước tiến hành:
- Gây tê ổ gãy cho bệnh nhân
- Khi bệnh nhân đỡ đau, cho bệnh nhân ngồi trên một chiếc ghế, tay kê trên mặt bàn ngang với tầm khớp vai, khớp khuỷu gấp 900 , cẳng tay để tư thế trung bình thẳng góc với trục cơ thể.
- Nắn: Kê cuộn băng đường kính 4cm dưới cẳng tay, cách phía trên cổ tay 8cm làm điểm tì đè để nắn hết gập góc mở ra sau. Sau đó gấp cổ tay ra phía trước và nếu cần thì cho nghiêng về phía xương trụ. Cần chú ý không đồng thời xoay sấp cẳng tay. (Trong khi bó bột thì giữ đoạn gãy xa đã được nắn ở tư thế gấp ra trước và nếu cần nghiêng sang phía trụ, còn cổ tay để ngửa 20 độ, các khớp bàn ngón gấp 60-70 độ, trục đốt xương bàn II phải ở trên đường thẳng trục với xương quay).
- Bất động: Lót gạc giữa kẽ các ngón tay, làm máng bột rộng khoảng 20 cm, đặt dọc phía trước từ đầu ngón tay đến sát khớp khuỷu tay, dùng gạc vải mềm quấn vòng tròn giữ máng bột, giữ bàn tay ở tư thế như trên cho đến khi bột cứng.
- Chụp XQ kiểm tra.
- Nếu film kiểm tra tốt thì rạch dọc băng bột, phải rạch dọc phía sau băng gạc vải suốt từ ngón tay cho đến khuỷu ( không được sót lớp băng nào). Sau đó băng một cuộn băng mềm khác quấn vòng tròn lỏng ra ngoài, cách này để phòng chống hội chứng rối loạn dinh dưỡng (Sudeck) và các biến chứng thiếu máu cục bộ khác.
- Nếu không thấy có sưng nề đáng kể thì đến ngày thứ hai, làm thêm một máng bột đặt ở phía sau chỉ đến hết đốt giữa các ngón tay, dùng băng bột quấn vòng tròn ra ngoài ( Nếu có sưng nề nhiều thì chờ lâu hơn mới bó bột tròn).
- Ghi chép ngày làm thủ thuật.
- Tập vận động: Hướng dẫn bệnh nhân tập vận động các khớp liên đốt, xoay hết biên độ cẳng tay, tập vận động hết biên độ khớp khuỷu và khớp vai.
- Sau 1 tuần chụp XQ kiểm tra (nếu di lệch nhiều thì tiến hành nắn lại).
- Thời gian bất động thường 4-6 tuần.
- Tiếp tục tập phục hồi chức năng: Các trường hợp được bất động bằng bó bột tư thế nắm bàn tay khi tháo bỏ bột bị hạn chế nhẹ các ngón tay và cổ tay, bệnh nhân phải được tập vận động tối đa các ngón tay và cổ tay chừng nào không còn bị đau. Cho bệnh nhân thường xuyên tập bóp một miếng cao su mút. Không được xoa bóp và tập vận động thụ động. Những vận động nào gây đau đều bị cấm. Thường sau 1 tuần lễ các ngón tay đã có thể gấp sát chạm gan tay, có thể cho bệnh nhân làm việc nhẹ. Sau 4 tuần lễ nữa thường hầu hết các bệnh nhân có thể gấp duỗi ngón tay bình thường.
* Tài liệu tham khảo:
1. Kĩ thuật điều trị gãy xương tập IV theo Loren Boehler của GS: Nguyễn Quang Long (dịch)
- 11/03/2018 14:51 - Natri và Kali trong chế độ ăn ở bệnh thận mạn tính
- 11/03/2018 14:19 - Ứng dụng mới trong chẩn đoán, điều trị và phòng bệ…
- 11/03/2018 13:57 - Một số lưu ý khi sử dụng thuốc vận mạch trong các …
- 06/03/2018 10:09 - Các phương pháp giảm đau sau mổ
- 06/03/2018 08:46 - Sùi mào gà sinh dục trong thai kỳ
- 06/03/2018 08:06 - Chăm sóc bệnh nhân sau mổ đường tiêu hóa
- 25/02/2018 12:58 - Vai trò của thuốc chẹn Beta không chọn lọc trên bệ…
- 05/02/2018 21:46 - Làm thế nào để có đôi mắt luôn sáng khỏe?
- 05/02/2018 21:39 - Tai biến mạch máu não do tăng huyết áp: Xưa nhưng …
- 05/02/2018 21:24 - Tập huấn ứng dụng đóng đinh nội tủy trong các chấn…