Bs Phạm Ngọc Na - Khoa Ung bướu
1. Dịch tễ học
- Trên thế giới, ung thư cổ tử cung phổ biến thư 3 và gây tử vong hàng thứ tư trong các ung thư ở nữ giới.
- Trong năm 2008, có hơn 529800 ca mắc mới đã được chẩn đoán trên toàn thế giới, ước tính khoảng 275100 phụ nữ chết mỗi năm vì căn bệnh này.
- Ở Mỹ, ung thư cổ tử cung là ung thư phổ biến thứ 3 trong các ung thư đường sinh sản ở nữ, với hơn 12170 ca mắc mới và ước tính gây ra cái chết cho khoảng 4220 người vào năm 2012.
- Tầm soát bằng kỹ thuật phết tế bào cổ tử cung (PAP) đã giúp giảm tỷ lệ mắc mới hàng năm và tử vong do ung thư cổ tử cung di căn lên đến 75% trong vòng 50 năm gần đây; tuy nhiên, 86% số ca được phát hiện ở những đất nước, nơi mà tầm soát chưa phát triển.
- Tỷ lệ mắc mới ung thư cổ tử cung ở Mỹ đang giảm, nhưng vẫn còn không cân đối ở trong các nhóm nhỏ dân số (cao ở nhóm người gốc á, người Mỹ gốc Phi, người Latin, người Mỹ bản địa).
- Ở nhiều vùng phát triển, nguy cơ lũy kế tiến triển ung thư cổ tử cung ở tuổi 75 là 0,9% và tỷ lệ tử vong là 0,3%; ở những vùng kém phát triển, những nguy cơ này lần lượt là 1,9% và 1,1%.
2. Những yếu tố nguy cơ:
Human PapillomaVirus
Nhiễm HPV mạn tính là nguy cơ quan trọng nhất gây ra ung thư cổ tử cung và hơn 99% ung thư cổ tử cung có chứa HPV.
Có khoảng 40 type HPV khác nhau đã được biết đến gây nhiễm trùng ống sinh dục, và ít nhất khoảng 15 type có liên hệ với ung thư.
Những virus HPV khả năng cao sinh ung thư có liên hệ với ung thư cổ tử cung bao gồm type 16,18,31,33,35,45,52 và 58. HPV type 16, 18, và 45 thường hiện diện ở những nữ giới trẻ tuổi hơn là những type khác.
HPV type 16 và 18 có mặt ở khoảng 70% số ca ung thư cổ tử cung.
Ở Mỹ, 50% tổng số phụ nữ trẻ có hoạt động tình dục sẽ có HPV(+) trong vòng 36 tháng; tuy nhiên, phần lớn phụ nữ hết nhiễm trùng trong vòng 8 đến 24 tháng.
Tỷ lệ hiện hành của HPV ở những quốc gia có tỷ lệ ung thư cổ tử cung cao là 10% đến 20% và ở những quốc gia với tỷ lệ ung thư cổ tử thấp là từ 5% đến 10%.
Khả năng sinh ung thư của những type HPV nguy cơ cao xuất hiện gián tiếp qua các protein E6 và E7, là những protein gây bất hoạt các gen ức chế sinh u p53 và pRb. Theo sau đó là sự rối loạn chu kỳ tế bào, dẫn đến các biến đổi ác tính.
Dữ liệu lâm sàng hiện tại cho thấy không có bằng chứng xác định được ung thư cổ tử cung xâm lấn kèm nhiễm HPV liệu có ảnh hưởng đến kết quả hay quản lý lâm sàng không. Do đó, việc định type HPV thường quy không được khuyến cáo ngoại trừ trên các thử nghiệm lâm sàng. Đối với những bệnh nhân tân sinh biểu mô cổ tử cung (CIN), sự có mặt của những type HPV nguy cơ cao sẽ tăng nguy cơ bệnh xâm lấn, tiến triển.
Dân số học, cá thể, hoặc những nguy cơ về tình dục
Nguy cơ của ung thư cổ tử cung chịu ảnh hưởng lớn của sự phơi nhiễm HPV, sự chủng ngừa, tầm soát cũng như phản ứng miễn dịch của cơ thể đối với nhiễm HPV.
Những yếu tố về dân số học bao gồm: chủng tộc ( cao ở phụ nữ gốc Tây Ban Nha/Latin, người Mỹ gốc Phi, ngưỡi Mỹ bản địa), tình trạng kinh tế- xã hội thấp, nhập cư từ quốc gia có tỷ lệ nhiễm HPV cao hoặc tầm soát kém.
Những yếu tố thuộc về cá thể bao gồm quan hệ tình dục sớm (nguy cơ tương đối là 2 lần cho những người trẻ hơn 18 tuổi, so sánh với 21 tuổi hoặc hơn), nhiều đối tác tình dục (nguy cơ tương đối là 3 lần với 6 hoặc nhiều đối tác hơn, so sánh với 1 đối tác), và tiền sử mắc những bệnh lây lan qua đường tình dục.
Trong những nam giới có nhiều đối tác tình dục,cắt bao quy đầu là giảm nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung cho những đối tác nữ của họ.
Hút thuốc lá tăng tương đối ung thư cổ tử cung tế bào vảy 4 lần và đã được cho thấy đẩy nhanh tiến triển từ loạn sản thành ung thư biểu mô xâm lấn lên khoảng 2 lần.
Một số yếu tố nguy cơ khác gồm: đẻ nhiều (RR=3,8 ), sử dụng thuốc tránh thai đường uống nhiều hơn 5 năm (RR=1,9), suy giảm miễn dịch.
Ghép thận (RR=5,7 ) và nhiễm HIV (RR=2,5) làm tăng nguy cơ ung thư cổ tử cung.
3. Tầm soát:
- Các khuyến cáo sàng lọc chung:
- Sàng lọc ung thư cổ tử cung không sớm hơn 21 tuổi.
- Phụ nữ nừ 21 đến 29 tuổi nên sàng lọc bằng phết tế bào cổ tử cung 3 năm một lần.
- Phụ nữ từ 30 đến 65 tuôi, Cotesting với phết tế bào cổ tử cung + HPV test mỗi 5 năm được ưu tiên lựa chọn. Hoặc tiếp tục sàng lọc với phết tế bào cổ tử cung mỗi 3 năm nếu được.
- Sàng lọc nên được kết thúc ở phụ nữ 65 tuổi có các kết quả sàng lọc trước âm tính và không có tiền sử >= CIN 2. Tương tự, sàng lọc cũng nên được kết thúc ở những phụ nữ đã cắt bỏ tử cung (toàn phần) và không có tiền sử >= CIN 2.
- Kết quả được chia thành không tìm thấy tế bào bất thường và có tế bào biểu mô bất thường bao gồm bất thường type vảy hoặc tuyến.
- Tỷ lệ mắc mới ung thư biểu mô tuyến đã đang tăng dần trong 3 thâp kỷ gần đây bởi vì sàng lọc bằng PAP không đủ để tìm thấy được các tổn thương nội mạc cổ tử cung, tuy nhiên sàng lọc HPV và chủng ngừa có lẽ giúp giảm cả tỷ lệ ung thư biểu mô tuyến và vảy.
(Còn tiếp)
Theo “The Bethesda Handbook of Clinical Oncology Fourth Edition”
- 02/11/2017 10:39 - Nhân trường hợp ứng dụng vạt xương mác vi phẫu điề…
- 02/11/2017 10:29 - Chuẩn bị bệnh nhân trước mổ
- 26/10/2017 19:27 - Nhân một trường hợp điều trị phình động mạch chủ b…
- 22/10/2017 09:16 - Cập nhật về xử trí băng huyết sau sinh
- 16/10/2017 11:31 - Hội chứng trộm máu dưới đòn
- 15/10/2017 05:31 - Tiếp cận về điều trị lạc nội mạc tử cung
- 12/10/2017 12:56 - Nhân 4 trường hợp phẫu thuật thành công bằng phươn…
- 12/10/2017 09:28 - Nhân một trường hợp u nhầy ruột thừa
- 12/10/2017 09:20 - Khuyến nghị sử dụng sữa và chế phẩm sữa cho phụ nữ…
- 12/10/2017 09:13 - Huyết khối tĩnh mạch sọ não