• Phone: 0235.3851.429
  • Hotline: 19009095
  • Thông tin:

dieuhanhtructuyen

Phụ nữ sinh ra để sinh ngả âm đạo chứ không phải mổ lấy thai

  • PDF.

BS CKII Nguyễn Thị Kiều Trinh- Khoa Phụ Sản

Tên của chuyên đề thật ấn tượng và được trình bày bởi giáo sư Gerard H.A Visser, người Hà Lan, Chủ tịch Ủy ban Chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh ( FIGO)  trong Hội nghị Việt Pháp- Châu Á- Thái Bình Dương lần thứ XVII vừa qua do Bệnh viện Từ Dũ đăng cai tổ chức. Những phân tích của ông xoay quanh vấn đề này được tóm tắt sau đây.

Trên toàn thế giới, sự bùng nổ về mổ lấy thai ( MLT) đã xảy ra từ tỷ lệ < 20% ở các nước Tây Bắc Âu, 50% ở Đông Nam Âu. 60% ở các nước châu Mỹ la tinh. Trong những năm trở lại đây, tỷ lệ  mổ lấy thai không vì những lý do y khoa ngày càng tăng cao, và không có bằng chứng y học nào cho thấy tăng tỷ lệ MLT làm thay đổi kết cục của mẹ và thai. Các chuyên gia y tế thế giới đã lên tiếng cảnh báo về những nguy cơ của mổ lấy thai gây ra cho mẹ và con trong thai kỳ cũng như những dự hậu sau đó.

HINH MLT 2

          Một nghiên cứu đa trung tâm về tỷ lệ MLT ở châu Á năm 2008 đã ghi nhận yếu tố nguy cơ tử vong, nhập hồi sức tích cực, truyền máu, cắt tử cung, thắt động mạch hạ vị liên quan đến MLT trước khi vào chuyển dạ, không chuyển dạ với RR = 2,7 (95% CI:1,4-5,5) và MLT trong chuyển dạ không có chỉ định là 14,2 (95% CI: 9,8-20,7).

Liên quan với nhau cài răng lược, người ta nhận thấy tỷ lệ này tăng theo số lần MLT như sau: chưa có lần nào chiếm 1/25.000 ca, MLT 1 lần 1/526, MLT 2 lần 1/385, MLT 3 lần 1/19 và MLT ≥ 4 lần là 1/11 ( Kwe và cộng sự, Eur J ObstetGyn, 2006).

Trong vấn đề MLT vì ngôi mông, người ta cũng nhận thấy trong 1000 trường hợp theo dõi thai kỳ sau có 10 ca vỡ tử cung và 01 ca tử vong chu sinh, 3 ca phải cắt TC do nhau cài răng lược và vỡ tử cung.Vơi mỗi 80 thai ngôi mông “ được cứu sống” bằng MLT thì trong lần mang thai tới sẽ có 1 sản phụ tử vong.

Trong một nghiên cứu Tita và cộng sự, NEJM 2009 về MLT chủ động lặp lại và hội hứng suy hô hấp cấp ở trẻ sơ sinh, 36% MLT trước tuổi thai 39 tuần, theo dõi thấy nguy cơ suy hô hấp ở trẻ sơ sinh 37 tuần là 4,2 (95% CI: 2,7-6,6) và 38 tuần là 2,1(95% CI:1,5-2,9) và đã khuyến cáo không bao giờ mổ lấy thai chủ động trước 39 tuần tuổi thai, trừ khi có bằng chứng thai đã trưởng thành phổi. Tuy nhiên, một số Bác sĩ sản khoa đã không đánh giá mức độ trưởng thành phổi mà họ tự động sử dụng corticoid để hỗ trợ. Nhưng chúng ta nên nhớ thuốc nào cũng vậy, khi thuốc có tác dụng mạnh thì tác dụng phụ của nó cũng rất mạnh lên bà mẹ và trẻ sơ sinh.

Nghiên cứu về tác động của MLT lên đáp ứng miễn dịch, người ta nhận thấy  có thể có các nguy cơ sau đây đối với trẻ như đái tháo đường type I khởi phát lúc nhỏ, hen phế quản, béo phì từ nhỏ, nguy cơ dị ứng, bệnh đường tiêu hóa..

Hiện nay, nhiều nước trên thế giới áp dụng hệ thống phân loại 10 nhóm dựa trên tiền sử sản khoa, chuyển dạ, phân nhóm thai kì và tuổi thai (Robson’s Classification of  Caesarean Sections) nhằm giảm thiểu tỉ lệ mổ lấy thai.

san 1

 Nhiều nước trên thế giới đã có những biện pháp tích cực đề hạn chế tỷ lệ MLT vì những nguy cơ và biến chứng không tốt của nó cho bà mẹ và trẻ sơ sinh. Bồ Đào Nha có những biện pháp giảm tỷ lệ mổ lấy thai như tăng cường công tác truyền thông, phổ biến những nguy cơ và lợi ích của MLT cho sản phụ và gia đình, hệ thống hóa thống nhất phân loại MLT, công bố tỷ lệ MLT hằng năm, hỗ trợ tài chính cho các bệnh viện dựa vào mổ lấy thai hằng năm và trả công chi phí cho MLT chỉ bằng một nửa sinh ngã âm đạo.

Tại Iran, tỷ lệ MLT năm 2000 là 35%, sau đó năm 2005 là 41% , năm 2014 tiếp tục tăng lê 48%, trong đó các chỉ định không vì lý do y khoa ngày càng cao. Chuyên gia Bộ y tế nước này đã đưa ra những chính sách liên quan đến việc giảm thiểu MLT thông qua việc thống nhất phác đồ chuẩn trong quy trình theo dõi chuyển dạ, đào tạo và đào tạo lại các kỹ năng đỡ đẻ an toàn cho Bs và NHS. Nhiều sáng kiến được áp dụng năm 2014 như miễn phí sinh thường ở bệnh viện công, tăng sự riêng tư ở phòng sinh, giảm đau hiệu quả trong chuyển dạ, hỗ trợ tài chính khuyến khích sinh tự nhiên, xếp hạng bệnh viện không tốt nếu tỷ lệ MLT cao (Sabet và cộng sự, Lancet July 2,2016). Hiệu quả của sáng kiến này đã làm tỷ lệ MLT giảm 10% trong 15 tháng.

HINH MLT 3

Các chuyên gia y tế thế giới đã nhận định rằng Bác sĩ Sản khoa dường như không có khả năng làm giảm tỷ lệ MLT vì nhiều nguyên nhân, trong đó có cả nguyên nhân khách quan  và chủ quan, đặc biệt có một số vấn đề không liên quan đến nguyên nhân y khoa. Vì vậy, họ cần sự giúp đỡ của các ban ngành nhà nước, nên giảm chi trả công cho Bs và bệnh viện khi MLT và  dùng số tiền đó để tăng chi trả khi sinh ngã âm đạo, cho chuẩn bị sinh và chuyển dạ tốt hơn, cho đào tạo kỹ năng cho Bác sĩ và nhân viên y tế trong chăm sóc chuyển dạ.Bên cạnh đó, vấn đề truyền thông giáo dục, tư vấn cho các sản phụ và người nhà cũng cần được chú trọng.

Thay cho lời kết, giáo sư nhấn mạnh trong thời đại công nghệ, chúng ta không được quên chăm sóc quan trọng hơn điều trị. Hãy tư vấn cho các sản phụ những điều đó và dành cho họ làm tròn thiên chức của người mẹ, đó là phụ nữ sinh ra để sinh ngã âm đạo chứ không phải MLT. Sự thống nhất vấn đề nảy trên quy mô quốc gia là cần thiết để giảm thiểu tình trạng MLT.

HINH MLT

Hiện tại tỷ lệ MLT tại BVĐK Quảng Nam là 30%, đây chưa hẵn là con số lý tưởng nhưng so với tỷ lệ trên cả nước và toàn tỉnh, chúng tôi đang đạt mức thấp.  Điều này cho thấy Khoa Phụ sản đang tuân thủ các quy trình chuẩn của Bộ y tế, đặc biệt là quy trình chăm sóc thiết yếu bà mẹ và trẻ sơ sinh, hạn chế can thiệp trong chuyển dạ, không MLT sớm hoặc chủ động nếu không có những lý do y khoa. Chúng tôi luôn đầu tư thời gian để tư vấn cho người nhà hiểu về nguy cơ của MLT và những dự hậu không tốt của nó trong thai kỳ sau. Chúng tôi rất mong muốn sự hợp tác của sản phụ và người nhà trong quá trình theo dõi và chăm sóc sản phụ để đem lại kết quả cả người nhà và nhân viên y tế mong đợi. Đó là thực hiện tốt thiên chức của mình với một kết cục thai kỳ “ mẹ tròn, con vuông”.

( cập nhật từ bài báo cáo trong Hội nghị VP- Châu Á- TBD lần thứ XVII  ngày 18/5/ 2017)

Lần cập nhật cuối lúc Thứ tư, 21 Tháng 6 2017 09:25

You are here Đào tạo Tập san Y học Phụ nữ sinh ra để sinh ngả âm đạo chứ không phải mổ lấy thai