Bs Lương Thành Vi -
I. Tổng quan bệnh Cường lách
Lá lách là một cơ quan có nhiều mạch máu, tham gia vào quá trình cân bằng nội môi miễn dịch và huyết học. Hệ mạch, vị trí và chức năng của nó làm cho lá lách dễ mắc phải một số tình trạng có thể khó đánh giá và điều trị. Chứng cường lách (Hypersplenism) đề cập đến một nhóm các hội chứng liên quan đến lách to và giảm tế bào ngoại vi sớm và nhanh chóng do nhiều nguyên nhân khác nhau. Giảm tiểu cầu có thể làm trầm trọng thêm tình trạng xơ hóa gan và giảm nghiêm trọng số lượng tiểu cầu là một yếu tố nguy cơ chính của bệnh cường lách. Cơ chế bệnh sinh thay đổi đáng kể ở mỗi bệnh nhân. Một số cơ chế gây ra chứng cường lách đã được xác định, và chủ yếu liên quan đến việc lưu giữ trong lá lách, thực bào, và tự miễn dịch.
Thuật ngữ 'hypersplenism' xuất hiện lần đầu tiên trong luận án của Anatole Chauffard vào năm 1907, và sau đó là trong nghiên cứu của Morawitz và Denecked. Năm 1955, Dameshek đã tổng kết rằng bệnh cường lách nên được chẩn đoán khi có bốn điều kiện: giảm các tế bào ngoại vi đơn dòng hoặc toàn bộ; tăng sản bù trừ của tủy xương; lách to; và điều chỉnh tế bào máu ngoại vi sau khi cắt lách. Mặc dù bốn điều kiện này không phải lúc nào cũng áp dụng cho tất cả các trường hợp, nhưng chúng thường được trích dẫn trong y văn và rất quan trọng trong việc chẩn đoán bệnh cường lách. Theo nguyên nhân gây bệnh, cường lách chia làm 3 loại: cương lách nguyên phát, cường lách thứ phát, cường lách huyền bí (Occult hypersplenism).
- 13/07/2022 09:57 - Nang màng nhện
- 01/07/2022 10:14 - Hướng dẫn của Tổ chức đột quỵ Châu Âu và V…
- 28/06/2022 22:01 - Rối loạn nhịp chậm tại Cấp Cứu
- 14/06/2022 20:40 - Cập nhật một số khái niệm nhau tiền đạo
- 31/05/2022 18:26 - Bảng tóm tắt các khuyến cáo của WHO (2018) về chăm…
- 25/05/2022 22:41 - Cơ chế di căn xương
- 25/05/2022 19:19 - Thiếu máu cục bộ mạc treo tràng cấp tính
- 24/05/2022 20:39 - Bệnh Paget quanh hậu môn
- 22/05/2022 14:36 - Khái quát điều trị nôn
- 17/05/2022 19:59 - Điều chỉnh liều kháng sinh đường tiêm sang đường u…