BS Nguyễn Thị Kiều Trinh - Khoa Phụ Sản
Ung thư cổ tử cung (KCTC) là bệnh lý các tính của biểu mô lát hoặc biểu mô tuyến CTC, thường gặp ở độ tuổi 30 trở đi, đứng hàng thứ hai trong các ung thư sinh dục ở nữ giới.Tỷ lệ K CTC đang có xu hướng ngày càng gia tăng. Một trong những lý do dẫn đến tình trạng này là phụ nữ chưa được sàng lọc định kỳ và chưa có hệ thống phát hiện sớm K CTC qua các xét nghiệm thích hợp, dễ tiếp cận, và khi phát hiện tổn thương tiền ung thư thì cũng chưa được điều trị kịp thời và hiệu quả.
Cho đến nay, nhiều nghiên cứu đã khẳng định nhiễm một hay nhiều type virus HPV (Human Papilloma virus: Virus gây u nhú ở người) nguy cơ cao là nguyên nhân tiên phát của K CTC. Do khoảng thời gian hình thành và phát triển tổn thương tiền ung thư ở CTC tương đối dài, các yếu tố nguyên nhân và nguy cơ đã được xác định, mặt khác CTC là bộ phận có thể tiếp cận trực tiếp để quan sát, thăm khám, lấy bệnh phẩm và thực hiện các biện pháp can thiệp điều trị nên đại đa số các trường hợp K CTC có thể dự phòng và kiểm soát bằng cách sàng lọc, phát hiện sớm và điều trị tổn thương tiền ung thư.
Các yếu tố gây nguy cơ nhiễm HPV gồm:
- Quan hệ tình dục sớm;
- Quan hệ tình dục với nhiều người;
- Sinh nhiều con;
- Vệ sinh sinh dục không đúng cách;
- Viêm cổ tử cung mạn tính, nhiễm khuẩn lây truyền quan đường tình dục;
- Điều kiện dinh dưỡng, kinh tế xã hội thấp;
- Hút thuốc lá, đái tháo đường, suy giảm miễn dịch (nhiễm HIV) …
Sàng lọc ung thư cổ tử cung
- Sàng lọc KCTC bằng xét nghiệm tế bào âm đạo theo phương pháp truyền thống (Pap smear) hay test nhúng dịch (Thinprep pap test)
- Quan sát CTC với acid acetic (VIA)
- Quan sát CTC với dung dịch Luogol
- Xét nghiệm định type HPV
Dự phòng và kiểm soát ung thư cổ tử cung gồm 04 cấp: từ cấp 0 – cấp 3. Tiêm vắc-xin HPV là biện pháp dự phòng cấp 1 nhằm phòng ngừa lây nhiễm các chủng HPV nguy cơ cao, từ đó phòng ngừa ung thư cổ tử cung và không có chỉ định cho phụ nữ có thai.
Tiêm vắc xin HPV không thay thế cho biện pháp sàng lọc tổn thương cổ tử cung (biện pháp dự phòng cấp 2) cũng như các cảnh báo về việc phơi nhiễm HPV và các bệnh lây truyền qua đường tình dục.
Muốn biết thêm chi tiết xin mời đọc tài liệu Hướng dẫn dự phòng và kiểm soát ung thư cổ tử cung” theo QĐ 2402/ QĐ-BYT ngày 10/6/2019.
- 29/08/2019 18:03 - Ung thư vú (p.4)
- 16/08/2019 20:23 - Ung thư vú (p.3)
- 08/08/2019 18:13 - Ung thư vú (p.2)
- 06/08/2019 11:21 - Điều trị ung thư vú khi mang thai
- 04/08/2019 08:09 - Ung thư vú (p.1)
- 04/06/2019 15:13 - Chiến lược tầm soát ung thư vú
- 15/04/2019 09:57 - Ngộ độc thuốc tê (p. 2)
- 20/03/2019 18:20 - Khuyến cáo quản lý và điều trị đái tháo đường tron…
- 23/02/2019 15:09 - Tắc động mạch quay trong can thiệp tim mạch - Dự p…
- 23/02/2019 14:54 - Điểm mới hướng dẫn trong quản lý rung nhĩ của ACC/…