• Phone: 0235.3851.429
  • Hotline: 19009095
  • Thông tin:

dieuhanhtructuyen

Bệnh giãn tĩnh mạch nông chi dưới

  • PDF.

Bs Hồ Kiến Phát - Khoa Ngoại TN-LN

I/ Đại cương

Giãn tĩnh mạch nông chi dưới là một bệnh trong đó thành các tĩnh mạch nông dưới da của chi  dưới bị tổn thương không hồi phục và bị giãn ra không đều nha. Sau đó các van tĩnh mạch dần dần bị suy dẫn đến tình trạng máu tĩnh mạch có thể chảy ngược về phía ngoại vi.

II/ Thăm khám và triệu chứng:

1/ Lâm sàng:

*Thăm khám ở tư thế đứng:

  • Căng tức bắp chân
  • Chuột rút về đêm
  • Tê rần bàn chân và bắp chân
  • Phù tím tăng lên khi đứng giảm khi ngồi
  • Tĩnh mạch nổi rõ, ngoằn ngoèo
  • Loét tĩnh mạch
  • Tĩnh mạch giãn thành búi lớn

giantm1

* Nghiệm pháp Schwartz, nghiệm pháp Trendelenburg: đánh giá chức năng van tĩnh mạch nông:

* Nghiệm pháp garo từng nấc, nghiệm pháp Pratt: đánh giá chức năng van tĩnh mạch xuyên:

* Nghiệm pháp Perthes: đánh giá chức năng van tĩnh mạch sâu.

2/ Cận lâm sàng:

  • Đo áp lực tính sâu chi dưới:
  • X quang tĩnh mạch chi dưới
  • Phương pháp đo sự thay đổi thể tích
  • Siêu âm Doppler tĩnh mạch: hiện nay là phương pháp có giá trị chính xác để đánh giá tình trạng suy chức năng tĩnh mạch.

3/ Phân độ giãn tĩnh mạch nông chi dưới (WHO 1994): 7 giai đoạn

  • Độ 0: Không thấy giãn tĩnh mạch
  • Độ 1: Giãn mao mạch
  • Độ 2: Giãn tĩnh mạch
  • Độ 3: Phù nhiều
  • Độ 4: Loạn dưỡng
  • Độ 5: Độ 4 + loét tĩnh mạch liền sẹo
  • Độ 6: Độ 4 + loét tĩnh mạch không liền sẹo

III/ Chẩn đoán phân biệt:

1/ Tắc tĩnh mạch sâu (tĩnh mạch đùi, tĩnh mạch chậu…)

Lúc này tĩnh mạch nông bị giãn bù trừ do máu không về được qua các tĩnh mạch sâu bị tắc, tuy nhiên có thêm triệu chứng:

  • Trong tiền sử có bệnh liên quan đến nguyên nhân gây tắc tĩnh mạch sâu: thương hàn, viêm tắc tĩnh mạch sâu….
  • Nghiệm pháp Perthes âm tính
  • Có thể có giãn tĩnh mạch nông vùng thượng vị và hạ vị

2/ Bệnh viêm tắc nội mạc động mạch:

  • Có dấu hiệu “đi lặc cách hồi”
  • Mạch ở mu chân yếu hoặc không sờ thấy

3/Thông động tĩnh mạch:

  • Sờ có thể thấy rung miu, nghe có tiếng thổi liên tục ở chỗ thông
  • Chụp mạch máu giúp xác định chẩn đoán

IV/ Tiến triển và biến chứng

1/ Tiến triển: nếu không được điều trị kịp thời bệnh sẽ tiến triển nặng dần. Theo mức độ tiến triển lâm sàng có thể chia 3 thời kỳ:

  • Thời kỳ còn bù: Bệnh nhân có cảm giác tức nặng và mỏi chi dưới trong tư thế đứng lâu. Thình thoảng xuất hiện phù nề nhẹ ở cẳng chân và bàn chân cuối ngày làm việc, khi nghỉ ngơi hết phù nề. Các tĩnh mạch nông ở chân giãn chưa nhiều, lúc giãn lúc không
  • Thời kỳ gần mất bù: Các triệu chứng thời kỳ còn bù phát triển nặng lên. Khi đi lại, xuất hiện cảm giác đau nhiều ở cẳng chân. Cẳng chân và mu chân có hiện tượng nề, tím, các hiện tượng này không mất đi khi bệnh nhân nghỉ ngơi. Các tĩnh mạch nông giãn to thường xuyên
  • Thời kỳ mất bù: thường xuyên có cảm giác tê chân, ngứa da vùng tổn thương. Đau nhiều ở chân khi đi bộ. Hiện tượng chân bị phù nề, tím…không mất đi khi nghỉ ngơi. Xuất hiện các rối loạn dinh dưỡng và các biến chứng ở chân tổn thương như: viêm da, xơ cứng da, loét….

2/ Biến chứng

  • Thiểu dưỡng chân do bị giãn tĩnh mạch nông: dẫn tới viêm da, loét, nhiễm trùng, chảy máu tại ổ loét…làm mất khả năng lao động của bệnh nhân, thậm chí phải cắt cụt.
  • Viêm nghẽn tĩnh mạch sâu (hậu quả của loét thiểu dưỡng và nhiễm trùng ổ loét): làm cho bệnh diễn biến nặng hơn, có trường hợp cục máu tắc di chuyển lên gây tắc động mạch phổi dẫn tới tử vong đột ngột

V/ Điều trị

Tùy từng bệnh nhân mà có thể sử dụng riêng hoặc kết hợp các phương pháp điều tri:

1/ Nội khoa:

  • Đi bộ
  • Mang tất Duomed
  • Ăn nhiều chất xơ và Vitamin E
  • Ngủ kê cao chân
  • Thuốc tăng trương lực tĩnh mạch: Daflon 500mg

2/ Ngoại khoa

  • Tiêm xơ: làm xơ cứng các tĩnh mạch nông bị giãn. Chỉ định cho các tĩnh mạch khu trú viêm, xơ hóa, đường kính tĩnh mạch <10mm
  • Phẫu thuật Stripping
  • Laser nội mạch
  • Cắt bỏ tĩnh mạch từng đoạn

Lần cập nhật cuối lúc Thứ năm, 29 Tháng 9 2016 13:28

You are here Tin tức Y học thường thức Bệnh giãn tĩnh mạch nông chi dưới