• Phone: 0235.3851.429
  • Hotline: 19009095
  • Thông tin:

dieuhanhtructuyen

Y học thường thức

Theo dõi và chăm sóc người bệnh thở máy

  • PDF.

CN Nguyễn Thị Nhuận

Công tác điều dưỡng trong theo dõi và chăm sóc người bệnh thở máy tại khoa Hồi sức cấp cứu là một trong những công việc quan trọng bậc nhất, ảnh hưởng lớn đến chất lượng và hiệu quả điều trị người bệnh. Ở người bệnh thở máy, ống nội khí quản thường gây tổn thương đường hô hấp trên, khí thở vào không đủ ấm, phản xạ ho khạc đàm bị hạn chế bởi ống nội khí quản cũng như dùng thuốc giảm đau an thần, bị trào ngược thức ăn. Từ đó các chất tiết ứ đọng nhiều trong đường hô hấp và dẫn đến các bệnh phổi nặng như viêm phổi, viêm phế quản, xẹp phổi, các biện pháp trong chăm sóc người bệnh thở máy nhằm mục đích bảo vệ phổi, ngăn ngừa và hạn chế các tác động có hại đến đường hô hấp. Những người bệnh có chỉ định thở máy là những bệnh nặng cần được theo dõi, chăm sóc toàn diện và liên tục, kết hợp giữa quá trình theo dõi máy thở, theo dõi người bệnh và chăm sóc người bệnh thở máy để bảo vệ phổi. Chính vì vậy điều dưỡng là người luôn theo sát người bệnh và kịp thời phát hiện các biến chứng xảy ra trong quá trình thở máy.

thomaysan1

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ ba, 20 Tháng 10 2015 13:27

Chế độ ăn uống trong một số bệnh thận

  • PDF.

Phòng Điều dưỡng

Chế độ ăn uống đối với người bình thường đã quan trọng, nay bị bệnh thận càng quan trọng hơn. Nó có thể làm bệnh nặng lên: tăng triệu chứng phù nếu không ăn nhạt, thiểu dưỡng, suy kiệt nếu cân bằng nitơ âm tính trong suy thận mạn tính, lọc màng bụng ngoại trú liên tục.

1. Chế độ ăn nhạt

Khi bị phù do bệnh thận, suy tim, xơ gan và tăng huyết áp cần thực hiện chế độ ăn nhạt

Ăn nhạt có 3 loại: ăn nhạt hoàn toàn, ăn nhạt vừa, ăn nhạt ít

1.1. Ăn nhạt hoàn toàn: Lượng natri hàng ngày được cung cấp vào khoảng 200- 300mg, tương đương với  9-13 mmol. Thường lượng này đã có sẵn trong thực phẩm của bữa ăn. Vì thế khi chế biến cần:

- Không dùng muối, nước mắm, mì chinh, bột canh 

- Chọn thực phẩm chứa ít natri như gạo, mì, khoai củ, rau quả ngọt. Ít thịt cá (khoảng 100g / ngày).

- Không dùng các thực phẩm nướng, rán có ướp muối, các dạng đồ hộp, pho mát (vì chứa nhiều muối).

- Ăn cơm và đường đơn điệu cũng không hợp lý vì sẽ mất cân đối thành phần các chất, gây thiểu dưỡng.

chedoanthan1

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ sáu, 16 Tháng 10 2015 16:51

Protein phản ứng C (C- reactive protein)

  • PDF.

Khoa Hóa sinh

Protein phản ứng C (CRP) là một glycoprotein được gan sản xuất có đặc điểm là kết tủa với polysaccharid C của phế cầu. Bình thường, không thấy protein này trong máu. Tình trạng viêm cấp với phá hủy mô trong cơ thể sẽ kích thích sản xuất protein này và gây tăng nhanh nồng độ protein phản ứng C trong huyết thanh. Vì vậy, một CRP dương tính biểu hiện sự có mặt của một quá trình viêm. Khi tình trạng viêm cấp kết thúc, CRP nhanh chóng mất đi.

CRP11

Proteiin phản ứng C - CRP

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ năm, 15 Tháng 10 2015 07:38

Chẩn đoán sốt Dengue

  • PDF.

CN Lê Thị Tuấn - Khoa HHTM

Phát hiện kháng thể Dengue (IgG, IgM) và kháng nguyên virus Dengue là hai xét nghiệm hiện nay được dùng để chẩn đoán sốt Dengue, đặc biệt khi bạn đến vùng nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới.

Thời điểm thực hiện xét nghiệm

Khi bạn đã sống 2 tuần ở vùng dịch tể sốt Dengue hoặc nơi dịch bùng phát.

Sốt Dengue xuất huyết là một bệnh nhiễm virus truyền qua người do muỗi mang virus sống ở vùng khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới. Xét nghiệm máu phát hiện virus sốt xuất huyết hoặc các kháng thể được sản xuất để chẩn đoán bệnh sốt  Dengue xuất huyết.

Nếu một người bị sốt trong vòng 2 tuần sau khi đi đến vùng dịch tể hoặc nơi có dịch sốt xuất huyết, nên thân trọng xét nghiệm kiểm tra đối với bệnh sốt xuất huyết. Theo trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh CDC, bệnh sốt Dengue xuất huyết được báo cáo tại hơn 100 quốc gia đặc biệt các khu vực Châu Phi, châu Mỹ, vùng Caribean... Theo tổ chức Y tế Thế giới (WHO), số lượng người nhiễm ngày càng tăng ở tất cả các nước trên thế giới. Mỗi năm có khoảng 50-100 triệu người bị nhiễm trên toàn thế giới. Ở Mỹ phần lớn các ca sốt xuất huyết xảy ra do du khách trở về từ những vùng dịch sốt hoành hành.

sotden1

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ năm, 15 Tháng 10 2015 09:46

Viêm ống tai ngoài do vi nấm

  • PDF.

CNCĐ Nguyễn Thị Phượng - Khoa Vi sinh

 Viêm ống tai ngoài do vi nấm là một bệnh mãn tính hoặc bán cấp tính ở ống tai ngoài, thường xảy ra sau viêm do vi khuẩn, gây viêm ngứa, đau và bong vảy. Bệnh phổ biến khắp nơi, nhất là vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới nóng ẩm.

1. Dịch tễ

Bệnh gặp khắp nơi, nhất là vùng nhiệt đới nóng ẩm. Viêm ống tai ngoài do vi nấm trong 95% các trường hợp được khởi đầu bởi vi khuẩn, sau chấn thương, từ đó vi nấm mọc chồng lên.

Có khoảng 53 loại vi nấm đã được tìm thấy trong ống tai ngoài của bệnh nhân. Những loại thường gặp là: Candida albicans, Aspergillus, penicillum sp, Mucor, Rhizopus…

viemtainam1

Hình ảnh nội soi viêm ống tai ngoài do nấm

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ ba, 13 Tháng 10 2015 13:36

You are here Tin tức Y học thường thức