Khoa Ngoại Chấn thương -
Y học thường thức
Lưu ý tư thế sau thay khớp háng
- Thứ sáu, 21 Tháng 10 2022 21:02
- Biên tập viên
- Số truy cập: 1107
Hội chứng Guyon
- Thứ tư, 19 Tháng 10 2022 17:05
- Biên tập viên
- Số truy cập: 1216
Lần cập nhật cuối lúc Thứ tư, 19 Tháng 10 2022 17:08
Sử dụng thuốc an toàn không gây hại: Mục tiêu an toàn người bệnh năm 2022
- Thứ ba, 11 Tháng 10 2022 19:38
- Biên tập viên
- Số truy cập: 2827
Huỳnh Thị Phúc –
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã đưa ra cảnh báo rằng sự cố y khoa do chăm sóc không an toàn là 1 trong 10 nguyên nhân gây tử vong và tổn thương hàng đầu trên thế giới. Ít nhất 5 người bệnh chết mỗi phút do chăm sóc y tế không an toàn trong đó tới 50% nguyên nhân là phòng tránh được. Có tới 14,3% chi phí tại các bệnh viện là để điều trị hậu quả các sự cố y khoa gây ra. Do vậy, an toàn người bệnh là vấn đề sức khoẻ cộng đồng mang tính toàn cầu.
Cũng theo số liệu thống kê từ WHO, các sự cố liên quan đến thuốc trên thế giới bao gồm:
- 12% tổng số người bệnh gặp sự cố từ kê đơn, tỷ lệ này tăng là 38% ở những người bệnh từ 75 tuổi trở lên
- 6-7% người bệnh nội trú gặp sự có liên quan đến thuốc
- 30% người bệnh gặp sự cố khi dùng từ 5 loại thuốc trở lên
- Tỷ lệ đơn thuốc có sai sót kê đơn: 5% (UK), 20% (Arab Saudi), 58% (Mexico), trong đó kê đơn sai liều lượng chiếm 27,6%
Tại Việt Nam, theo báo cáo của Cục Quản lý khám chữa bệnh, từ năm 2019 (thời điểm triển khai TT43/2018/TT-BYT về báo cáo sự cố y khoa) đến nay, số sự cố y khoa liên quan đến công tác dược lâm sàng:
- Sự cố gặp nhiều nhất là nhầm liều: 20% tổng số sự cố về thuốc xảy ra ở BV tuyến trung ương, 18,5% ở các bệnh viện tuyến tỉnh/thành phố
- Riêng BV tuyến quận huyện, sự cố gặp nhiều nhất (23,7%) là nhầm thuốc, thứ 2 là nhầm liều (10%)
Nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc người bệnh, giảm thiểu các sự số liên quan đến sử dụng thuốc, Bộ Y tế đã xây dựng hướng dẫn quốc gia theo 6 mục tiêu toàn cầu về an toàn người bệnh:
Lần cập nhật cuối lúc Thứ ba, 11 Tháng 10 2022 19:44
Cách xử trí khi bị bong gân
- Thứ tư, 05 Tháng 10 2022 09:55
- Biên tập viên
- Số truy cập: 1753
Bs. Nguyễn Nhật Vỹ -
Trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta luôn luôn đối mặt với những nguy cơ chấn thương từ rất nhẹ như trầy xước da bên ngoài đến vừa và nặng như gãy xương hay tổn thương các cơ quan nội tạng.
Trong số đó, bong gân là 1 trong số các chấn thương rất thường gặp. Tuy không nguy hiểm nhưng nó gây trở ngại khá lớn trong hoạt động thường ngày nếu bị bong gân ở 1 số vị trí trọng yếu như cổ tay, các khớp bàn tay hay cổ chân, bàn chân.
Bong gân các vùng quan trọng như cổ tay, cổ chân, gối gây ảnh hưởng rất nhiều đến sinh hoạt hằng ngày của bệnh nhân
Tuy đơn giản nhưng 1 số sai lầm thường gặp trong dân gian lại làm nặng thêm tình trạng bong gân, dẫn đến lâu khỏi hơn và hạn chế hoạt động.
Một số điều nên tránh khi bị bong gân:
- Không nên thoa dầu nóng. Một điều mà dân gian thường hay làm đó là thoa, bóp dầu nóng lên vùng bị bong gân. Điều này nên được hạn chế vì sẽ làm gia tăng triệu chứng đau và lâu lành hơn.
- Cũng tương tự, không nên ngâm bàn tay, bàn chân khi bị bong gân trong nước nước, hoặc ấm
- Tiếp theo, cũng không nên dùng các loại lá cây hay các loại thuốc không rõ nguồn gốc đắp lên vị trí bong gân
Những điều cần làm khi bị bong gân đó là:
- Nên hạn chế vận động khớp bị bong gân, điều nay làm mau lành hơn và hạn chế đau cho người bị bong gân. Chúng ta có thể hạn chế cách hoạt động sử dụng đến khớp bị bong gân, hoặc nếu bắt buộc phải dùng khớp đó thì nên dùng băng cuộn, băng thun bó quanh vị trí bị bong gân để hạn chế xê dịch khớp. Chú ý, không nên băng bó quá chặt có thể dẫn đến thiếu máu đoạn chi dưới và làm dị cảm chi.
- Có thể chườm đá ngay lên vị trí bị ngay lúc vừa bị bong gân khoảng 30 phút. Sau đó là hằng ngày khoảng 3-4 lần, mỗi lần khoảng 15 phút trong vài ngày đầu để hạn chế sưng đau khớp và mau lành hơn.
- Có thể dùng 1 số thuốc kháng viêm, giảm đau để cải thiện nhanh tình trạng này. Tuy nhiên nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng các thuốc này.
- Và cuối cùng, nên đến cơ sở ý tế gần nhất để được khám và kiểm tra các phần khác quan trọng hơn như xương, thần kinh và mạch máu có bị tổn thương kèm theo hay không
Hi vọng bài viết có thể cung cấp một số thông tin giúp ích đến quý độc giả.
Lần cập nhật cuối lúc Thứ tư, 05 Tháng 10 2022 10:03
Dự phòng lao ở người nhiễm HIV
- Thứ hai, 03 Tháng 10 2022 10:52
- Biên tập viên
- Số truy cập: 1211
Bs. Lê Thị Hà -
I. TỔNG QUAN
Lao tiềm ẩn là tình trạng cơ thể người có đáp ứng miễn dịch với kháng nguyên của vi khuẩn lao (Mycobacterium tuberculosis - MTB), nhưng không có dấu hiệu lâm sàng, cận lâm sàng nào cho thấy bệnh lao hoạt động. Người nhiễm lao có vi khuẩn lao tồn tại trong cơ thể nhưng không hoạt động, không sinh trưởng được do sự khống chế của hệ thống miễn dịch. Vi khuẩn lao có thể tái hoạt động sau này khi sức đề kháng của cơ thể suy giảm.
Điều trị lao tiềm ẩn cho người nhiễm HIV góp phần làm giảm số lượng bệnh nhân lao mới trong số những người nhiễm HIV từ 33-64%. Tỷ lệ mắc lao mới giảm tới 80-95% khi điều trị lao tiềm ẩn kết hợp điều trị thuốc kháng vi rút ARV. Điều trị lao tiềm ẩn sớm góp phần làm giảm tỷ lệ chết trong nhóm người nhiễm HIV tới 37%.
Lần cập nhật cuối lúc Thứ hai, 03 Tháng 10 2022 10:55