Huỳnh Thị Phúc –
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã đưa ra cảnh báo rằng sự cố y khoa do chăm sóc không an toàn là 1 trong 10 nguyên nhân gây tử vong và tổn thương hàng đầu trên thế giới. Ít nhất 5 người bệnh chết mỗi phút do chăm sóc y tế không an toàn trong đó tới 50% nguyên nhân là phòng tránh được. Có tới 14,3% chi phí tại các bệnh viện là để điều trị hậu quả các sự cố y khoa gây ra. Do vậy, an toàn người bệnh là vấn đề sức khoẻ cộng đồng mang tính toàn cầu.
Cũng theo số liệu thống kê từ WHO, các sự cố liên quan đến thuốc trên thế giới bao gồm:
- 12% tổng số người bệnh gặp sự cố từ kê đơn, tỷ lệ này tăng là 38% ở những người bệnh từ 75 tuổi trở lên
- 6-7% người bệnh nội trú gặp sự có liên quan đến thuốc
- 30% người bệnh gặp sự cố khi dùng từ 5 loại thuốc trở lên
- Tỷ lệ đơn thuốc có sai sót kê đơn: 5% (UK), 20% (Arab Saudi), 58% (Mexico), trong đó kê đơn sai liều lượng chiếm 27,6%
Tại Việt Nam, theo báo cáo của Cục Quản lý khám chữa bệnh, từ năm 2019 (thời điểm triển khai TT43/2018/TT-BYT về báo cáo sự cố y khoa) đến nay, số sự cố y khoa liên quan đến công tác dược lâm sàng:
- Sự cố gặp nhiều nhất là nhầm liều: 20% tổng số sự cố về thuốc xảy ra ở BV tuyến trung ương, 18,5% ở các bệnh viện tuyến tỉnh/thành phố
- Riêng BV tuyến quận huyện, sự cố gặp nhiều nhất (23,7%) là nhầm thuốc, thứ 2 là nhầm liều (10%)
Nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc người bệnh, giảm thiểu các sự số liên quan đến sử dụng thuốc, Bộ Y tế đã xây dựng hướng dẫn quốc gia theo 6 mục tiêu toàn cầu về an toàn người bệnh:
- Mục tiêu 1: Xác định chính xác người bệnh
- Mục tiêu 2: Giao tiếp hiệu quả
- Mục tiêu 3: An toàn sử dụng thuốc
- Mục tiêu 4: Phẫu thuật đúng vị trí, đúng phương pháp và đúng người bệnh
- Mục tiêu 5: Giảm nguy cơ nhiễm khuẩn bệnh viện
- Mục tiêu 6: Giảm nguy cơ và hậu quả do ngã
Và mục tiêu thứ 3 – Sử dụng thuốc an toàn không gây hại đã được Tổ chức y tế thế giới chọn làm mục tiêu an toàn người bệnh thế giới năm 2022. 05 thời điểm an toàn sử dụng thuốc bao gồm: kê đơn thuốc, sử dụng thuốc, bổ sung thuốc, đánh giá hiệu quả sử dụng thuốc và dừng sử dụng thuốc.
Khi đi khám bệnh tại bất kỳ cơ sở y tế nào, WHO đưa ra khuyến cáo người bệnh nên đặt các câu hỏi tương tác với bác sĩ/nhân viên y tế tư vấn sử dụng thuốc nhằm hạn chế thấp nhất các nguy cơ xảy ra khi người bệnh sử dụng thuốc, cụ thể như sau:
Thời điểm 1. Khi kê đơn thuốc/Khi bắt đầu sử dụng thuốc
- Thuốc này tên là gì và dùng để làm gì?
- Những nguy cơ và tác dụng phụ có thể xảy ra?
- Có cách nào khác để điều trị bệnh của tôi không?
- Tôi đã nói với nhân viên y tế về dị ứng và tình trạng bệnh của tôi chưa?
- Tôi nên bảo quản thuốc này như thế nào?
Thời điểm 2. Khi sử dụng thuốc
- Khi nào tôi nên dùng thuốc này?
- Nên dùng bao nhiêu mỗi lần?
- Đường dùng thuốc như thế nào?
- Có vấn đề gì liên quan đến thức ăn và đồ uống trong khi uống thuốc này không?
- Tôi nên làm gì nếu quên dùng một liều thuốc này?
- Tôi nên làm gì nếu tôi gặp tác dụng phụ?
Thời điểm 3. Khi bổ sung thuốc mới
- Tôi có thực sự cần thuốc khác không?
- Tôi có nói với nhân viên y tế về các loại thuốc mà tôi đang dùng?
- Thuốc này có tương tác với các thuốc khác không?
- Tôi nên làm gì nếu nghi ngờ có tương tác thuốc?
- Tôi có thể quản lý việc dùng nhiều thuốc một cách chính xác không?
Thời điểm 4. Khi kiểm tra thuốc/ đánh giá hiệu quả sử dụng thuốc
- Tôi có cần giữ danh sách tất cả các loại thuốc của mình?
- Tôi nên dùng mỗi loại thuốc trong bao lâu?
- Tôi có đang dùng thuốc mà tôi không cần?
- Bác sĩ có thường xuyên kiểm tra những thuốc của tôi?
- Bao lâu thì thuốc của tôi nên được kiểm tra?
Thời điểm 5. Ngừng sử dụng thuốc
- Khi nào tôi nên ngừng sử dụng mỗi loại thuốc?
- Có loại thuốc nào không nên ngừng đột ngột không?
- Tôi nên làm gì nếu hết thuốc?
- Nếu phải ngừng thuốc vì tác dụng phụ thì tôi phải thông báo điều này ở đâu?
- Tôi nên làm gì với số thuốc còn lại hoặc số thuốc hết hạn sử dụng?
Nguồn:
- https://www.who.int/
- Sử dụng thuốc an toàn không gây hại, Lương Ngọc Khuê, 2022
- 15/12/2022 16:31 - Tiêu thụ cafein của bà mẹ mang thai với sự tăng tr…
- 15/12/2022 16:25 - Bệnh huyết sắc tố của mẹ và thai kỳ (Phần 1)
- 30/10/2022 09:47 - Phân loại giải phẫu bệnh lý của u túi mật và đường…
- 21/10/2022 21:02 - Lưu ý tư thế sau thay khớp háng
- 19/10/2022 17:05 - Hội chứng Guyon
- 05/10/2022 09:55 - Cách xử trí khi bị bong gân
- 03/10/2022 10:52 - Dự phòng lao ở người nhiễm HIV
- 02/10/2022 19:37 - Run vô căn và các biến thể của nó
- 02/10/2022 19:32 - Mối liên quan giữa bệnh học miệng và các bệnh hệ t…
- 02/10/2022 19:27 - Mất ngủ sau khi bị mắc Covid19