• Phone: 0235.3851.429
  • Hotline: 19009095
  • Thông tin:

dieuhanhtructuyen

Y học thường thức

Một số nguyên tắc sử dụng thuốc với người điều dưỡng

  • PDF.
Phòng Điều Dưỡng

1.  Người điều dưỡng có trách nhiệm trực tiếp khi sử dụng thuốc trên người bệnh. Hãy hỏi và yêu cầu được giải đáp điều bạn không hiểu rõ, không đọc được hay thấy không chính xác với người ra y lệnh hay người kê đơn.

2.Cần có kiến thức về thuốc mà bạn đang cho người bệnh dùng, nếu chưa biết hãy tìm kiếm thông tin. Kiến thức và kinh nghiệm sẽ giúp bạn trở thành người điều dưỡng giỏi.

3. Chỉ sử dụng những thuốc có nhãn rõ ràng.

4. Không dùng các thuốc dạng dung dịch bị biến màu, vẩn đục hay có kết tủa; các thuốc viên bị nứt vỡ, có đốm, phải quan sát thuốc trước khi dùng.

5. Tính liều chính xác khi phải chia liều (Insulin, thuốc chống đông máu, thuốc cho em bé,…)

6. Biết rõ tiền sử của người bệnh , hỏi tên, số giường, số ngày dùng thuốc, lần dùng thuốc thứ mấy trong ngày,…, nói chung phải cố gắng trao đổi với người bệnh trước khi dùng thuốc.

dungthuoc1

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ sáu, 26 Tháng 4 2013 09:33

Chế độ ăn trong bệnh đái tháo đường

  • PDF.

1. Đại cương:

1.1. Khái niệm:

Đái tháo đường (ĐTĐ) là một bệnh do rối loạn chuyển hóa mãn tính, đặc trưng bởi sự tăng đường máu do thiếu hụt insulin tương đối hay tuyệt đối gây ra.

Do rối loạn chuyển hóa đường, đường máu tăng cao và đến một lúc nào đó sẽ xuất hiện đường niệu tức là có glucose trong nước tiểu. Rối loạn chuyển hóa đường kéo theo rối loạn chuyển hóa lipid, protid và điện giải. Những rối loạn này có thể dẫn tới hôn mê và tử vong nếu không được điều trị kịp thời. Hậu quả muộn của các rối loạn này là tổn thương các vi mạch, các mạch máu nhỏ và mạch máu lớn ở bệnh nhân đái tháo đường.

chedoan

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ tư, 17 Tháng 4 2013 21:00

Mười điều chú ý khi dùng thuốc

  • PDF.

Trong đời người, thế nào cũng có lúc mắc bệnh, khi bị bệnh nhất định phải uống thuốc, cho nên hiểu biết một số vấn đề cần chú ý khi uống thuốc cũng là điều cần thiết.

1. Uống thuốc không được nuốt khô.

Uống thuốc phải uống cùng nước, đó là điều thường thức ai cũng biết. Nhưng có một số người muốn tiện hoặc vì một số nguyên nhân, thường bỏ viên thuốc vào mồm rồi nuốt ực xuống bụng là xong. Họ không biết rằng viên thuốc vào đến dạ dày và ruột phải được hoà tan mới hấp thu được. Trên một chừng mực nhất định, lượng nước uống càng nhiều, diện tiếp xúc giữa các hạt thuốc tan với niêm mạc dạ dày và ruột càng lớn, hấp thu càng tốt. Một số thuốc có tính kích thích, nếu uống thuốc không chiêu với nước, viên thuốc có thể dính vào niêm mạc thực quản, kích thích thực quản gây viêm thực quản.

uong_thuoc

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ tư, 17 Tháng 4 2013 06:51

Sơ đồ diễn biến viêm gan siêu vi

  • PDF.
Bs CKI Nguyễn Tấn Diệu
.
SodoviemganB1
SodoviemganB2

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tài liệu tập huấn 1 số bệnh nhiễm trùng và gây dịch thường gặp (2011)-Bệnh viện nhiệt đới Trung ương.
2. Cấu trúc và sao chứng của Virus viên gan B - TLAN - MARIE HURAUX -Pháp (2001).
3. Bệnh truyền nhiễm – GS. TSKH. Bùi Đại - Nhà xuất bản y học - (2002).
4. Chứng ngừa viêm gan siêu vi B - ĐH Y Dược TP.HCM/NXB TP.HCM.

Lần cập nhật cuối lúc Thứ tư, 10 Tháng 4 2013 19:03

Sán lá gan

  • PDF.

Ths Bs Trương Thị Kiều Loan- Khoa Vi Sinh

Ở Việt nam, chúng ta chú ý nhiều đến sán lá gan nhỏ, vì bệnh này rất phổ biến ở các vùng nông thôn đồng bằng. Những năm gần đây, bệnh sán lá gan lớn đột nhiên phát triển mạnh ở nhiều nơi và ít nhất là đã có đến 45 tỉnh, thành phố ghi nhận có các ca bệnh này.

Người bị bệnh sán lá gan thường có những triệu chứng sốt thất thường, người gầy sút, phù nề, rối loạn tiêu hóa, chán ăn, buồn nôn, thiếu máu, đau tức ở vùng gan... Bệnh nhân có thể bị vàng da, nôn ra máu, rối loạn tim mạch. Trường hợp nặng và không điều trị kịp thời có thể dẫn tới xơ gan cổ trướng, áp xe gan thoái hóa, rất dễ tử vong.

Tác nhân gây bệnh:
- Tên tác nhân:
+ Sán lá gan nhỏ: có 3 loại Clonorchis sinensis; Opisthorchis viverrini; Opisthorchis felineus.
+ Sán lá gan lớn: có 2 loại Fasciola hepatica; Fasciola gigantic.
- Hình thái: Sán lá gan lớn và nhỏ đều có hình lá, thân dẹt và kích thước khác nhau tùy loài; loài sán lá gan lớn kích thước lớn hơn rất nhiều so với sán lá gan nhỏ. Cơ thể sán đều là lưỡng giới, vừa có tinh hoàn và buồng trứng trên một cơ thể sán.
- Khả năng tồn tại trong môi trường bên ngoài: Trứng sán lá gan có vỏ mỏng nên tồn tại ở môi trường bên ngoài rất kém.

 

 sanlagan1

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ hai, 08 Tháng 4 2013 08:03

You are here Tin tức Y học thường thức