• Phone: 0235.3851.429
  • Hotline: 19009095
  • Thông tin:

dieuhanhtructuyen

Sán lá gan

  • PDF.

Ths Bs Trương Thị Kiều Loan- Khoa Vi Sinh

Ở Việt nam, chúng ta chú ý nhiều đến sán lá gan nhỏ, vì bệnh này rất phổ biến ở các vùng nông thôn đồng bằng. Những năm gần đây, bệnh sán lá gan lớn đột nhiên phát triển mạnh ở nhiều nơi và ít nhất là đã có đến 45 tỉnh, thành phố ghi nhận có các ca bệnh này.

Người bị bệnh sán lá gan thường có những triệu chứng sốt thất thường, người gầy sút, phù nề, rối loạn tiêu hóa, chán ăn, buồn nôn, thiếu máu, đau tức ở vùng gan... Bệnh nhân có thể bị vàng da, nôn ra máu, rối loạn tim mạch. Trường hợp nặng và không điều trị kịp thời có thể dẫn tới xơ gan cổ trướng, áp xe gan thoái hóa, rất dễ tử vong.

Tác nhân gây bệnh:
- Tên tác nhân:
+ Sán lá gan nhỏ: có 3 loại Clonorchis sinensis; Opisthorchis viverrini; Opisthorchis felineus.
+ Sán lá gan lớn: có 2 loại Fasciola hepatica; Fasciola gigantic.
- Hình thái: Sán lá gan lớn và nhỏ đều có hình lá, thân dẹt và kích thước khác nhau tùy loài; loài sán lá gan lớn kích thước lớn hơn rất nhiều so với sán lá gan nhỏ. Cơ thể sán đều là lưỡng giới, vừa có tinh hoàn và buồng trứng trên một cơ thể sán.
- Khả năng tồn tại trong môi trường bên ngoài: Trứng sán lá gan có vỏ mỏng nên tồn tại ở môi trường bên ngoài rất kém.

 

 sanlagan1

Xét nghiệm:
+ Bệnh phẩm là phân để tìm trứng sán lá gan nhỏ,trứng sán lá gan lớn. Xét nghiệm phân theo phương pháp Kato.
+ Bệnh phẩm là máu trong xét nghiệm ELISA tìm kháng thể kháng sán lá gan lớn trong huyết thanh người bệnh. Xét nghiệm máu theo kỹ thuật miễn dịch ELISA.
Ngoài ra có thể tìm thấy tìm thấy trứng sán lá gan nhỏ trong dịch tá tràng.
. Chẩn đoán phân biệt với một số bệnh tương tự: Viêm gan siêu vi, áp xe gan do các loại ký sinh trùng khác (amíp, giun đũa, toxocara...) hoặc do vi khuẩn (áp xe đường mật), ung thư gan (u gan), cơn đau dạ dày...
Nguồn truyền nhiễm:
- Ổ chứa:
+ Bệnh sán lá gan nhỏ: vật chủ chính là người và một số động vật như chó, mèo, hổ báo, cáo chồn, rái cá, chuột; vật chủ trung gian truyền bệnh là các loài ốc Bythinia, Melania...
+ Bệnh sán lá gan lớn: vật chủ chính là động vật ăn cỏ như trâu, bò, cừu; người chỉ là vật chủ ngẫu nhiên, tình cờ kém, nhiệt độ ánh sáng mặt trời trên 70 0C trứng sẽ bị hỏng. Tuy nhiên, trứng sán muốn phát triển thành ấu trùng phải có môi trường nước, nếu trên cạn trứng sẽ bị hỏng và không phát triển được, khả năng tồn tại của sán lá gan trưởng thành ở ngoại cảnh cũng rất kém.
mắc bệnh; vật chủ trung gian truyền bệnh là ốc họ Lymnaea.
- Thời gian ủ bệnh:
+ Thời gian ủ bệnh của sán lá gan nhỏ không rõ ràng và phụ thuộc vào cường độ nhiễm sán, thường nhiễm trên 100 sán triệu chứng mới rõ rệt.
+ Thời gian ủ bệnh của sán lá gan lớn phụ thuộc vào số lượng ấu trùng ăn vào và đáp ứng của vật chủ. Ở người, giai đoạn này không xác định được chính xác nhưng có một số tác giả cho rằng giai đoạn này là vài ngày, vài tuần hoặc vài ba tháng, thậm chí lâu hơn.
- Thời kỳ lây truyền:
+ Đối với sán lá gan nhỏ, sau khi xâm nhập vào nhu mô gan, sán non sẽ phát triển thành sán trưởng thành và đẻ trứng trong các đường dẫn mật, trứng được bài xuất ra ngoài theo phân và xuống nước phát triển theo chu kỳ khép kín rồi lây truyền qua đường ăn cá sống có nang trùng.
+ Đối với sán lá gan lớn, sau giai đoạn xâm nhập vào nhu mô gan từ 2-3 tháng, sán tiếp tục xâm nhập vào đường mật, trưởng thành và đẻ trứng, trứng được bài xuất ra ngoài theo phân và xuống nước nở thành ấu trùng lông rồi qua ốc và phát triển thành ấu trùng đuôi và nang trùng bám vào rau thủy sinh hoặc bơi trong nước, nếu người hoặc động vật ăn cỏ ăn phải nang trùng sẽ vào dạ dày tới ruột rồi lên gan và ký sinh tại gan. Tại gan, sán trưởng thành có thể ký sinh và gây bệnh trong nhiều năm.
Phương thức lây truyền:
- Bệnh sán lá gan nhỏ: người hoặc động vật ăn phải ấu trùng nang chưa được nấu chín thì sau khi ăn ấu trùng này vào dạ dày, xuống tá tràng rồi ngược theo đường mật lên gan, phát triển thành sán lá gan trưởng thành ký sinh và gây bệnh ở đường mật.
- Bệnh sán lá gan lớn: người bị nhiễm bệnh do ăn sống các loại rau mọc dưới nước (rau ngổ, rau rút, rau cần, cải xoong...) hoặc uống nước lã có nhiễm ấu trùng sán.
Tính cảm nhiễm và miễn dịch:
- Thử test trong da với kháng nguyên C.sinensis cho thấy độ nhậy 83,1%, độ đặc hiệu 77,85; có 145 dương tính giả ở nhiễm nhẹ, 3% dương tính giả ở nhiễm trung bình và 2% dương tính giả ở nhiễm nặng.
- Khi nhiễm sán lá gan lớn trong huyết thanh bệnh nhân, lượng IgG, IgM và IgE luôn luôn tăng. Kháng thể đặc hiệu IgE tăng tới 48% ở bệnh nhân, kháng thể IgE đặc hiệu và tổng số ở mức cao tùy thuộc cường độ nhiễm, đáp ứng lâm sàng và mức độ tăng bạch cầu ái toan
Các biện pháp phòng chống dịch
Biện pháp dự phòng:
- Tuyên truyền giáo dục sức khỏe: về tác hại và đường lây truyền của bệnh sán lá gan lớn và sán lá gan nhỏ; không ăn cá chưa nấu chín như gỏi cá, cá rán hoặc nấu chưa chín dưới mọi hình thức nào; không ăn rau sống mọc dưới nước, không uống nước lã, không ăn gan sống.
- Vệ sinh phòng bệnh: ăn chín, uống chín, không dùng phân người nuôi cá, không phóng uế bừa bãi xuống các nguồn nước.
Biện pháp phòng chống dịch:
- Tổ chức: nếu có dịch xảy ra phải thành lập ngay Ban chỉ đạo các cấp khoanh vùng dập dịch.
- Chuyên môn: thu dung bệnh nhân tới cơ sở y tế để điều trị diệt mầm bệnh; kiểm soát trâu, bò vùng có dịch, kiểm tra nguồn bò lai nhập khẩu vào trong nước; tuyên truyền người dân không ăn gỏi cá, không ăn rau sống mọc dưới nước. Người nghi ngờ nhiễm bệnh phải đến cơ sở khám chữa bệnh để được chẩn đoán và điều trị kịp thời, chủ động phát hiện và điều trị sớm bệnh sán lá gan tại vùng có dịch.

Tài liệu tham khảo

- Giáo trình Vi Sinh Y học, Bộ Y tế,1999, NXB Y học.
- Bệnh sán lá gan,Ths.Huỳnh Hồng Quang và Ths Đỗ Văn Nguyên,www.web, ngày 5.10.2012.
- Bệnh sán lá gan, Bs CK1 Lê Trung Đồng. www.web.

 

Lần cập nhật cuối lúc Thứ hai, 08 Tháng 4 2013 08:03

You are here Tin tức Y học thường thức Sán lá gan