• Phone: 0235.3851.429
  • Hotline: 19009095
  • Thông tin:

dieuhanhtructuyen

Bệnh do virut Marburg và Eebola

  • PDF.

Bs Bùi Quốc Xết - 

1.DỊCH TỄ HỌC

Bệnh do virut Marburg và Ebola có đặt điểm lâm sàng là sốt cao, đau đầu, đau mỏi cơ khớp, viêm hầu họng, xuất huyết và có tỉ lệ tử vong cao. Bệnh có thể tái phát do lây nhiễm giữa người với người.

1.1 MẦM BỆNH:

Virut Marburg và Ebola thuộc họ Filoviridae. Virut Marburg chỉ có một type.Virut Ebola có 3type là Zaire,Sudan và Reston. Giữa hai virut này có khác nhau về cấu trúc kháng nguyên bề mặt.

Trong các tế bào bị lây nhiễm, virut Marburg và Ebola tạo ra các glucoprotein có vai trò ngăn chặn đáp ứng miễm dịch của cơ thể vật chủ.

Virut tồn tại khá lâu trong nhiệt độ phòng. Chúng bị tiêu diệt ở nhiệt độ 60 độ C trong 30 phút.

1.2 DỊCH TỄ HỌC

Virut Marburg được phân lập lần đầu ở Đức năm 1967, từ những nhân viên phòng thí ngiệm có tiếp xúc với loài khỉ xanh châu Phi Cercopithecus aethiops, loài khỉ này được mang về từ Uganda. Virut đã được phân lập từ máu và tổ chức của khỉ và những nhân viên trên. Trong số 25 trường hợp nhiễm virut Marburg tiên phát có 7 người tử vong. 6 trường hợp nhiễm virut thứ phát có liên quan đến tiêm truyền và vết xây xát ở da. Một bệnh nhân được tìm thấy virut trong tinh dịch và lây truyền cho vợ.

Năm 1967 xảy ra một vụ sốt xuất huyết nặng ở Zaire và Sudan. Hơn 470 người tử vong trong số 550 ca được phát hiện. Tại 2 nơi đã được phân lập được virut Ebola. Bệnh do tiếp xúc giữa người với người và tiêm truyền. Năm 1989, virut Ebola ( chủng Reston) được phân lập từ một loài khỉ Philippin và Indonesia. Tháng 5 – 1995, một vụ sốt xuât huyết khác do virut Ebola lại xảy ra ở một địa phương thuộc Zaire với 250 người mắt bệnh và 80% tử vong.

Mặc dù có nhiều nghiên cứu nhưng cho đến nay người ta vẫn chưa hiểu rõ về virut này. Những đặc điểm tương tự với virut Lassa cho phép gợi ý

Loại virut này có vật chủ là động vật có vú.

Lây truyền từ người sang người do tiếp xú với máu và các dịch tổ chức trong cơ thể bệnh nhân bi bệnh. Đặc biệt trong tinh dịch virut tồn tại và lây bệnh rất lâu. Người ta phân lập được virut Ebola ở một bệnh nhân vào ngày thứ 61 của bệnh và 7 tuần sau khi bệnh nhân khỏi vẫn có khả năng gây bệnh.

2. SINH BỆNH HỌC – GIẢI PHẪU BỆNH LÝ

Virut Marburg và Ebola đều nhân lên ở hầu hết các mô như mô Lympho, gan, lách, tụy, tuyến thượng thận, tuyến ức, thận, tinh hoàn, da và não. Chủ yếu gặp tình trạng hoại tử ở gan, tổ chức Lympho, thận, tinh hoàn và buồng trứng. Có thể gặp viêm phổi hoặc tổn thương các mao mạch phổi.

Cơ chế của hiện tượng xuất huyết chưa được biết rõ.

3. LÂM SÀNG:

3.1 THỜI KỲ Ủ BỆNH: 3 đến 9 ngày

3.2 THỜI KỲ KHỞI PHÁT:

Đột ngột với biểu hiện đau đầu, mệt mỏi, đau mỏi cơ (đặc biệt cơ lưng), nôn và buồn nôn. Sốt cao 39 - 40

3.3 THỜI KỲ TOÀN PHÁT:

3.3.1 Tuần đầu của bệnh:

- Hội chứng nhiễm khuẩn nhiễm độc: Nhiệt độ thường quanh 40. Trong 1 – 3 ngày đầu có tiêu chảy (đôi khi rất nặng). Bệnh nhân có thể thờ ơ, rối loạn tâm thần. ½ trường hợp có thể bị viêm kết mạc.

- Ban và xuất huyết: Xuất hiện nội ban ở vòm họng và Amydal kèm theo hạch cổ sưng đau. Ban dát sần, không ngứa, mọc từ ngày thứ 5 đến thứ 7 của bệnh.

3.3.2 Tuần thứ 2 của bệnh:

- Nhiệt độ giảm dần nhưng lại có thể tăng lên từ ngày thứ 12 – 14.

- Các triệu chứng khác: gan to, lách to, phù nề ở mặt, tấy đỏ ở bìu (nam giới) hoặc ở âm hộ (nữ giới). Nếu nặng có thể viêm tinh hoàn dẫn tới teo tinh hoàn, viêm cơ tim, viêm tụy. Bệnh nhân nặng có thể tử vong ngày thứ 8 – 16.

3.4 THỜI KỲ HỒI PHỤC

- Bệnh nhân hồi phục sau 3-4 tuần, để lại di chứng rụng tóc, đôi khi đau bụng, chán ăn, rối loạn tâm thần.

- Một số di chứng muộn: Viêm tủy ngang, viêm màng não-tủy. Có trường hợp sau 3 tháng còn phân lập được virut Marburg từ tiền phòng mắt và tinh dịch.

3.5 XÉT NGHIỆM

- Bạch cầu giảm ngay từ ngày đầu của bệnh (có khi<1000/mm³). Từ ngày thứ 4 bạch cầu đa nhân trung tính (N) tăng. Về sau xuất hiện các bạch cầu Lympho và N dị dạng gọi là dấu hiệu Pelger-Huet.

- Tiểu cầu giảm trong khoảng ngày 6-12.

- Hội chứng đông máu rải rác trong lòng mạch (DIC) gặp ở một số ca tử vong.

- Protein máu giảm, Protein niệu (+), Nitơ máu tăng, men SGOT và SGPT tăng nhẹ.

- Dịch não tủy bình thường hoặc tế bào Lympho tăng nhẹ.

4. CHẨN ĐOÁN

- Dựa vào triệu chứng lâm sàng và dịch tể.

- Chẩn đoán xác định: dựa vào phân lập virut hoặc chẩn đoán huyết thanh. Có thể phân lập virut từ nước tiểu, tinh dịch, dịch nhầy họng. Việc phân lập virut phải được tiến hành ở những phòng xét nghiệm đặc biệt có độ an toàn cao. Ngoài ra có thể sử dụng kỹ thuật PCR hoặc kỹ thuật nhuộm màu để phát hiện kháng nguyên virut.

5. ĐIỀU TRỊ

Ribavirin có tác dụng invitro với cả virut Marburg và virut Ebola nhưng chưa thấy có hiệu quả trên lâm sàng. Chủ yếu điều trị triệu chứng

CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH

  1. Bệnh học truyền nhiễm – GS.TSKH Bùi Đại , PGS.TS Nguyễn văn Mùi, PGS.TS Hoàng Tuấn
  2. Infectious Diseases – Eds. Gorbach et.al – Philadelphia, Saunders, 1993
  3. Me´decine Tropicale – Marc Gentilini - Me´decine Sciences, Flammarian, Paris, 1993
  4. Differential Diagnosis of Infectious Diseases – David Schlossberg and Jonas A. Shulman – William and Wilkins, Baltimore, 1996
  5. Harrison´s: Principles of Internal Medicine – International Edition - 14ͭ ͪ, 1998
  6. Principles and practice of Infectious Diseases – Eds. Mandell, Douglas and Bennett - 5ͭ ͪ , Churchill Livingstone, 2000.

Lần cập nhật cuối lúc Thứ tư, 12 Tháng 7 2023 10:56

You are here Tin tức Y học thường thức Bệnh do virut Marburg và Eebola