Bs Nguyễn Minh Đức -
Những tác động lâu dài của việc mất răng có thể rất nguy hiểm. Bạn có biết rằng khi bạn bị mất răng, điều này làm cho mô nướu và xương hàm cũng bị thoái hóa không? Kết quả là, bạn không chỉ mất răng. Bạn cũng làm mất hình dạng tự nhiên của nụ cười và khuôn mặt của bạn.
Những ảnh hưởng hàng đầu của mất răng lâu dài là gì?
1. Mất xương vĩnh viễn
Mối quan tâm lớn nhất khi xử lý mất răng là mất xương vĩnh viễn.. Kết quả khi xương xung quanh mất đi làm giảm khả năng nâng đỡ hàm của bạn, ảnh hưởng xấu đến hoạt động và hình dáng của cung hàm, gây khó khăn cho các thủ thuật nếu đến nha sĩ sau khi đã mất răng lâu (khó khăn trong làm phục hình, thậm chí cả cấy ghép Implant…). Bạn cũng có thể bị đau đặc biệt đau khớp thái dương tăng lên do các răng định vị không chính xác trong xương hàm.
2. Răng lệch lạc và thay đổi vị trí
Khi bạn bị mất một chiếc răng, nó sẽ giải phóng sức căng trong xương hàm – lực chính giữ các răng xung quanh ở vị trí của chúng. Việc mất một răng khiến các răng xung quanh răng đã mất bị xê dịch. Kết quả là bạn có thể bị thay đổi khớp cắn cân bằng đã được thiết lập ban đầu. Điều này có thể dẫn đến đau miệng, đau đầu và các vấn đề về nhai.
Nếu bạn đã từng đeo niềng răng, thì bạn đã từng trải qua quá trình dịch chuyển của răng qua các khí cụ nắn chỉnh. Khi bạn bị mất một hoặc nhiều răng, răng của bạn sẽ dịch chuyển nhưng không có bất kỳ cấu trúc nào để giữ chúng thẳng hàng. Bạn cảm thấy đau miệng liên quan đến chuyển động này. Ngoài ra, một khi răng của bạn đã dịch chuyển nhờ vào chỗ trống từ những chiếc răng bị mất, bạn sẽ bị xáo trộn khớp cắn.
3. Khó khăn trong ăn nhai
Cố gắng nhai mà không có răng là không thể. Nếu bạn bị thiếu một hoặc nhiều răng, rất có thể bạn sẽ gặp khó khăn khi ăn nhai. Nếu tình trạng mất răng lâu ngày xảy ra, từ việc khó khăn trong ăn nhai sẽ dẫn đến tình trạng khó khăn trong tiêu hoá (vì thức ăn không được nhai kỹ) và cuối cùng là sức khoẻ toàn thân sẽ bị ảnh hưởng. Tất cả sẽ gây phản ứng dây chuyền.
4. Thay đổi nụ cười
Bạn thích nụ cười nào hơn?
Nguồn:
- Yng- Tzer J Lin, Yai-Tin Lin, 2016, Long- term space changes after premature loss of a primary maxillary first molar
- Tuti Mohd Dom, Shahida, Mohd-Said, n Meei Tew, Aznida Firzah Abdul Aziz, 2018, IMPACTS OF TOOTH LOSS AND PREFERENCES FOR TOOTH REPLACEMENTAMONG CLINIC ATTENDEES AT A PUBLIC UNIVERSITY, Journal of Dentistry Indonesia
- 13/09/2022 18:25 - Cập nhật khuyến cáo điều trị ung thư tuyến tiền li…
- 10/09/2022 16:29 - Viêm gan do rượu
- 10/09/2022 16:27 - Răng và tuổi thọ của con người
- 07/09/2022 20:44 - Các yếu tố rủi ro và dấu hiệu cảnh báo tự tử
- 05/09/2022 16:24 - Bệnh đậu mùa khỉ
- 30/08/2022 15:49 - Hiệu quả lâm sàng của điều trị steroid ngắn hạn tr…
- 20/08/2022 14:37 - Lợi ích của việc tiêm vắc xin COVID-19 mũi 4
- 17/08/2022 19:45 - Nang Tarlov
- 15/08/2022 19:31 - Hội nghị sơ kết công tác xây dựng Đảng 6 tháng đầu…
- 15/08/2022 19:24 - Đảng bộ bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Nam chỉ đạo t…