• Phone: 0235.3851.429
  • Hotline: 19009095
  • Thông tin:

dieuhanhtructuyen

Vai trò của thuốc sinh học trong điều trị bệnh vảy nến

  • PDF.

Bs Nguyễn Thị Phương Thảo - 

Vảy nến (Psoriasis) là bệnh da mạn tính, có thể nhẹ, hoặc nặng có nguyên nhân là sự tác động giữa yếu tố gen và môi trường. Thường khởi phát khi người bệnh bị stress, nhiễm trùng, tiếp xúc với khí hậu khô lạnh, béo phì hoặc mắc phải những bệnh tự miễn khác. Hiện nay tỷ lệ bệnh nhân mắc bệnh vảy nến trên thế giới là 2%, trong đó vảy nến thể mảng chiếm 90%, vảy nến có kèm tổn thương khớp là 30%.

vaynensinhoc

Trong những năm gần đây, liệu pháp sinh học (Biotherapy) đã ra đời và được áp dụng để trị bệnh, đặc biệt cho bệnh nhân vảy nến thể mảng và viêm khớp vảy nến.

Hiện nay, thuốc sinh học là một phương pháp điều trị vảy nến toàn thân mạnh mẽ, được tạo ra từ tế bào sống, như protein từ người hoặc động vật. Bản chất là thuốc điều hòa miễn dịch trong điều trị, các chất sinh học bao gồm nhiều loại với cơ chế tác dụng đích khác nhau. Một số thuốc sinh học đạt hiệu quả cao trong điều trị vảy nến như Secukinumab, alefacept, infliximad, adalimumad, ustekinumab…

Theo tạp chí y học Healthline của Mỹ, dưới đây là một số lý do chuyển:

  1. Phương pháp điều trị truyền thống không phát huy tác dụng như dùng corticosteroid bôi tại chỗ, cyclosporine, retinoids, methotrexate và quang trị liệu. Tác dụng mang tính cục bộ và mất hiệu quả dần theo thời gian. Theo khuyến cáo của Hội Da liễu Hoa Kỳ (AAD), nếu bị bệnh vảy nến từ trung bình đến nặng và khi chế độ điều trị hiện tại không hiệu quả, hoặc các phương pháp điều trị này gây ra nhiều tác dụng phụ, nên chuyển sang trị liệu sinh học bằng tác nhân sinh học.
  2. Bệnh vảy nến tuy nhẹ nhưng thực sự gây phiền toái, ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống. Như đau ngứa lòng bàn chân, lòng bàn tay, mặt hoặc bộ phận sinh dục. Cơn đau có thể khiến bạn không thể hoạt động bình thường, cũng nên chuyển sang dùng thuốc sinh học.
  3. Khi muốn dùng liều ít hơn: Thông thường, điều trị bệnh vảy nến phải được thực hiện hàng ngày, đúng giờ mới có hiệu quả nhưng ở nhóm bận rộn điều này không thực hiện được. Thuốc sinh học khắc phục được nhược điểm này, dùng ít liều hơn nên dễ sử dụng. Một số thuốc sinh học phải được tiêm mỗi tuần 1 lần, ví dụ những người dùng Ustekinumab (Stelara) chỉ cần tiêm một lần cho 12 tuần sau hai liều đầu tiên.
  4. Nếu điều trị thuốc truyền thống gặp nhiều tác dụng phụ: Việc dùng cyclosporine, corticosteroid và methotrexate thường để lại tác dụng phụ như loét miệng, buồn nôn, đau dạ dày, tổn thương gan-thận và thậm chí là ung thư da.

Sử dụng thuốc sinh học, bệnh nhân có thể hoàn toàn không cần phải uống thuốc hay bôi thuốc như phương pháp điều trị truyền thống mà vẫn cho hiệu quả vượt trội và lâu dài. Giúp bệnh nhân cân bằng cuộc sống, cải thiện tâm lý và chất lượng cuộc sống.

Lần cập nhật cuối lúc Thứ sáu, 30 Tháng 4 2021 15:45

You are here Tin tức Y học thường thức Vai trò của thuốc sinh học trong điều trị bệnh vảy nến