• Phone: 0235.3851.429
  • Hotline: 19009095
  • Thông tin:

dieuhanhtructuyen

Trường hợp LS

Một trường hợp tổn thương não do rượu

  • PDF.

Bs Liêm - Khoa CĐHA

Bệnh nhân Nguyễn Xuân T, 26 tuổi, trú tại xã Bình Nam, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam, có đến bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Nam khám vào ngày 27/ 04/ 2018 với các triệu chứng đau đầu kéo dài, trước ngày đến khám 1 ngày bệnh nhân chóng mặt nhiều, có cơn mất ý thức và co giật nhẹ thoáng qua. Được chỉ định chụp MRI sọ não.

Kết quả hình ảnh MRI: Tổn thương hủy Myelin dọc theo lồi thể chai, nghĩ tổn thương não do rượu ( một tổn thương rất hiếm gặp ở bệnh nhân trẻ tuổi như bệnh nhân này và chúng tôi đã gởi hình ảnh đến BS Chẩn đoán hình ảnh bệnh viện Chợ rẫy TP HCM để tham vấn ).

Sau khi có kết quả hình ảnh này, chúng tôi đã khai thác thêm lại bệnh sử thì được bệnh nhân cho biết là đã có uống nhiều rượu ( quá chén ) trước đây!!!

Hình ảnh MRI thấy tổn thương hủy Myelin dọc theo lồi thể chai của bệnh nhân chụp ngày 27/04/2018:

liem1

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ năm, 04 Tháng 10 2018 09:02

Cứu sống kịp thời một trường hợp đa thương nặng tại Bệnh Viện đa khoa tỉnh Quảng Nam

  • PDF.

Bs Nguyễn Thanh Tiên - TK Khoa TMH

Bệnh nhân: Nguyễn Thị L., 68 tuổi.

Địa chỉ: xã Tam Quang - huyện Núi Thành - Quảng Nam.

Vào viện: Lúc 13h43 ngày 30/09/2018

Phẫu thuật: Lúc 14h50 ngày 30/09/2018

Bệnh nhân đi xe máy tông vào trụ điện bị đa thương nặng vùng đầu, mặt, mũi, chấn thương sọ não, gãy xương cẳng tay trái, gãy xương cẳng chân phải, dập nát toàn bộ khối mũi trán, đứt dây thần kinh thị giác trái.

Tại khoa cấp cứu Bệnh viện Đa khoa Quảng Nam, Bệnh nhân được sơ cứu bằng cách băng thun cầm máu, chụp CT Scanner sọ não, XQ xương cẳng tay trái, cẳng chân phải, lồng ngực, Siêu âm bụng, hội chẩn cấp cứu thành lập kíp mổ khẩn cấp:

Bệnh nhân được chuyển gấp lên khoa Phẫu thuật Gây mê Hồi sức, kíp mổ gồm:

  • Bs. Nguyễn Thanh Tiên - TK Tai Mũi Họng
  • Bs. Lê Văn Hiếu - Khoa Mắt
  • Bs. Phạm Hoàng Trung - Khoa Ngoại chấn thương.
  • Bs. Dương Văn Truyền - Khoa Gây Mê

Tại khoa Gây mê: Kíp mổ tiến hành cầm máu, kết hợp xương, tạo hình vết thương vùng mặt, mũi, mắt phức tạp.

Bệnh nhân đã qua cơn nguy kịch, hiện đang được theo dõi và điều trị tại khoa Hồi sức tích cực chống độc Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Nam.

Lần cập nhật cuối lúc Thứ hai, 01 Tháng 10 2018 15:05

Gefitinib trong điều trị ung thư phổi không tế bào nhỏ tiến xa: ca lâm sàng tại Khoa Ung bướu BVĐK Quảng Nam

  • PDF.

Bs Trần Quốc Chiến - Khoa Ung bướu

ungth

Xem tiếp tại đây

Lần cập nhật cuối lúc Thứ ba, 25 Tháng 9 2018 18:22

Báo cáo nhân một trường hợp lấy dị vật phế quản thành công ở bệnh nhân tâm thần phân liệt bị dị vật phế quản tại Khoa Nội Tổng hợp Bệnh viện Đa khoa Quảng Nam

  • PDF.

Ths.Bs Nguyễn Thị Thanh Hương- Khoa Nội Tổng hợp

Tóm tắt: Dị vật phế quản phổ biến hơn ở trẻ em so với người lớn, với khoảng 80 % xảy ra ở trẻ em dưới 15 tuổi. Dị vật phế quản ở người lớn thường bị bỏ qua là nguyên nhân tiềm ẩn gây tắc nghẽn đường thở, đặc biệt nếu không có ngạt thở. Tuy nhiên, người lớn có các yếu tố nguy cơ như nghiện rượu, lạm dụng ma túy, chậm phát triển tâm thần, tâm thần phân liệt, bệnh lý thần kinh cơ... rất dễ bị hít phải. Chúng tôi trình bày một trường hợp bệnh nhân nam 40 tuổi bị tâm thần phân liệt với viêm phổi tắc nghẽn thứ phát sau hít phải bánh răng bật lửa và vật kim loại không rõ thời gian. Các dị vật này được lấy ra thông qua nội soi phế quản ống mềm.

Báo cáo trường hợp

Bệnh nhân nam 40 tuổi, bị tâm thần phân liệt vào viện với khò khè, ho kéo dài hơn một tháng, kèm ho ra máu bầm lượng ít. Thăm khám ban đầu ghi nhận bệnh nhân không sốt, nhịp tim 76 lần/ phút, huyết áp 110/60 mmHg. Khám phổi nghe ran ẩm, ran ngáy đầy 2 phế trường. Kết quả tổng phân tích tế bào máu ngoại vi cho thấy bạch cầu 15.5g/l. Bạch cầu trung tính chiếm 53.4%. Xquang ngực cho thấy hình ảnh cản quang bất thường nằm dưới cạnh rốn phổi phải (hình 1). CT scan ngực cho thấy dị vật cản quang ở trong phế quản gốc bên trái và trong nhánh phế quản thùy dưới phổi phải, vài đám mờ kích thước nhỏ nằm rải rác nhu mô thùy dưới phổi phải cho thấy viêm phổi sau tắc nghẽn (hình 2). Cấy đờm cho kết quả là s.pyogenes nhạy với kháng sinh phổ rộng, nhờ vậy bệnh nhân đã được dùng kháng sinh tiêm tĩnh mạch theo kháng sinh đồ.

tamthan1

Hình 1: Các dị vật được nhìn thấy trên X-quang ngực

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ sáu, 10 Tháng 8 2018 07:19

Nhân một trường hợp huyết tắc stent nghi do kháng clopidogrel

  • PDF.

Ths Nguyễn Lương Quang - Khoa Nội TM

TỔNG QUAN

Nhồi máu cơ tim cấp là một bệnh cấp tính gây tử vong hàng đầu tại các nước Âu- Mỹ, ước tính ở Mỹ có khoảng 1 triệu bệnh nhân nhập viện mỗi năm, và có khoảng 200.000 đến 300.000 bệnh nhân tử vong hàng năm vì nhồi máu cơ tim cấp. Tại Việt Nam, số bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp đang có xu hướng gia tăng, nếu như những thập niên 80, nhồi máu cơ tim cấp là bệnh ít gặp thì nay trở thành phổ biến.

Trong những năm gần đây việc điều trị bệnh mạch vành nói chung và nhồi máu cơ tim nói riêng đã có nhiều tiến bộ, đa dạng hơn về phương thức điều trị, từ đơn vị chăm sóc mạch vành tích cực (CCU) với các thiết bị hổ trợ như bóng đối xung động mạch chủ, ECMO, thông tim can thiệp cho đến phẫu thuật bắc cầu mạch vành. Tuy nhiên, điều trị nội khoa vẫn đóng vai trò nền tảng, trong đó Aspirin và Clopidogrel được xem là liệu pháp kháng tiểu cầu chuẩn trong hội chứng mạch vành cấp và trong các thủ thuật can thiệp mạch vành qua da để ngăn ngừa biến chứng huyết khối trong stent. Nghiên cứu CURE, nghiên cứu CLARITY và nghiên cứu CURRENT OASIS 7 đã xác lập vai trò của clopidogrel trong hội chứng vành cấp. Kể từ năm 2007, Trường môn Tim Hoa Kỳ khuyến cáo điều trị kháng tiểu cầu kép aspirin phối hợp với clopidogrel trong điều trị nhồi máu cơ tim cấp ST chênh lên / không ST chênh lên.

quang4

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Chủ nhật, 30 Tháng 4 2017 07:32

You are here Tin tức Trường hợp lâm sàng