• Phone: 0235.3851.429
  • Hotline: 19009095
  • Thông tin:

dieuhanhtructuyen

Ttin thuốc

Khuyến cáo thận trọng sử dụng natri valproat ở trẻ em gái và phụ nữ

  • PDF.

Nguyễn Thị Thúy Hằng – Khoa Dược

Natri valproate là loại thuốc chủ yếu được sử dụng để điều trị bệnh động kinh và để phòng ngừa chứng đau nửa đầu.

Cơ chế tác dụng:

Natri valproate là thuốc chống động kinh, bị phân ly thành ion valproat ở đường tiêu hóa.Tác dụng chống động kinh của valproat có lẽ thông qua chất ức chế dẫn truyền thần kinh là acid gama-aminobutyric (GABA). Valproat có thể làm tăng nồng độ GABA do ức chế chuyển hoá GABA hoặc tăng hoạt tính của GABA ở sau sinap. Do vậy, valproat có thể dùng trong nhiều loại động kinh.

depakin

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ năm, 04 Tháng 4 2019 21:09

Các nội dung thay đổi, bổ sung đối với thuốc chứa phospholipid đậu nành

  • PDF.

Ds Phạm Phú Trí - Khoa Dược

Công văn số 757/QLD-ĐK ngày 23/01/2019 của Cục Quản lý Dược gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Các bệnh viện, viện có giường bệnh trực thuộc Bộ Y tế; Các công ty đăng ký, sản xuất thuốc lưu hành tại Việt Nam về việc cập nhật thông tin hướng dẫn sử dụng đối với thuốc chứa phospholipid đậu nành.

thuoc11

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ bảy, 26 Tháng 1 2019 11:18

Sai sót trong sử dụng thuốc – hậu quả và giải pháp hạn chế

  • PDF.

Ds Đặng Thị Ngọc Hà

Sai sót liên quan đến thuốc (Medication error – ME) là một trong những nguyên nhân gây hại không được chú ý trong quá trình sử dụng thuốc cho người bệnh. Theo Tổ chức y tế thế giới – WHO, sai sót liên quan đến thuốc là một thất bại không có chủ đích trong quá trình điều trị bằng thuốc dẫn đến hoặc có nguy cơ dẫn đến tổn hại cho bệnh nhân.

I. Phân loại các sai sót trong quá trình sử dụng thuốc:

  1. Sai sót trong chỉ định thuốc: sai sót trong lựa chọn loại thuốc (sai chỉ định, chống chỉ định, tiền sử dị ứng, chống phối hợp với thuốc đang điều trị và các yếu tố khác).
  2. Sai sót do chỉ định thiếu thuốc: bệnh nhân không được dùng loại thuốc cần thiết.
  3. Sai do thừa thuốc: Sử dụng loại thuốc không cần thiết cho bệnh nhân đó.
  4. Sai thời gian: bệnh nhân dùng thuốc ngoài khoảng thời gian cho phép hoặc thời điểm uống thuốc không phù hợp.
  5. Sai liều: bao gồm dùng liều quá cao hay quá thấp hơn liều điều trị, quên liều, đưa thêm liều không đúng như chỉ định hoặc không nhớ liều dùng cho bệnh nhân
  6. Sai dạng bào chế: dùng cho bệnh nhân loại thuốc không đúng dạng bào chế thích hợp, ví dụ: kê thuốc đường tiêm, trong khi bệnh nhân có thể uống và sinh khả dụng đường uống cao
  7. Sai trong chuẩn bị thuốc: thuốc được pha chế hoặc thao tác không đúng trước khi sử dụng
  8. Sai kỹ thuật dùng thuốc: quy trình không phù hợp hoặc không đúng kỹ thuật sử dụng thuốc
  9. Sai khi dùng thuốc biến chất: dùng thuốc hết hạn hoặc hư hỏng
  10. Sai trong theo dõi: thiếu sót trong việc đánh giá chế độ điều trị và phát hiện các vấn đề trong sử dụng thuốc hoặc không sử dụng dữ liệu lâm sàng hoặc xét nghiệm phù hợp để đánh giá đầy đủ đáp ứng của bệnh nhân với thuốc được kê đơn.
  11. Sai trong tuân thủ điều trị: bệnh nhân thiếu tuân thủ điều trị với thuốc được kê đơn
  12. Sai sót khác: những sai sót không phân loại được theo các nhóm trên.

Một trong những ví dụ thường xảy ra sai sót liên quan đến thuốc đó là nhầm lẫn do bao bì nhìn giống nhau, đọc giống nhau:

Nhìn giống nhau, đọc giống nhau

sai1

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ sáu, 21 Tháng 12 2018 17:20

Cập nhật thông tin về danh mục và tỷ lệ, điều kiện thanh toán đối với thuốc hóa dược, sinh phẩm, thuốc phóng xạ và chất đánh dấu thuộc phạm vi được hưởng của người tham gia bảo hiểm y tế theo thông tư 30/2018/TT-BYT

  • PDF.

Ds Trần Thị Kim San

Ngày 30 tháng 10 năm 2018, Bộ y tế ban hành danh mục và tỷ lệ , điều kiện thanh toán đối với thuốc hóa dược, sinh phẩm, thuốc phóng xạ và chất đánh dấu thuộc phạm vi được hưởng của người tham gia bảo hiểm y tế.

Danh mục ban hành kèm theo thông tư:

Phụ lục 1: Danh mục thuốc hóa dược và sinh phẩm thuộc phạm vi được hưởng của người tham gia bảo hiểm y tế

Phụ lục 2: Danh mục thuốc phóng xạ và chất đánh dấu thuốc phạm vi được hưởng của người tham gia bảo hiểm y tế

Thông tư 30/2018/TT-BYT có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2019 và bãi bỏ thông tư 40/2014/TT-BYT, thông tư 36/TT-BYT và điều 4 thông tư 50/2017/TT-BYT.

Nguyên tắc chung về thanh toán chi phí thuốc đối với người bệnh tham gia bảo hiểm y tế:

Quỹ bảo hiểm thanh toán trong trường hợp chỉ định thuốc phù hợp với chỉ định trong tờ hướng dẫn sử dụng thuốc kèm theo hồ sơ đăng ký thuốc đã được Bộ Y tế cấp phép hoặc hướng dẫn chuẩn đoán và điều trị của Bộ Y tế. Trường hợp khác, Bộ y tế sẽ lập hội đồng xem xét cụ thể từng trường hợp. Đối với thuốc, lô thuốc đã có quyết định đình chỉ lưu hành và thu hồi, Quỹ bảo hiểm y tế thanh toán theo văn bản hướng dẫn của Bộ Y tế.

Quy định thanh toán với một số thuốc:

+ Các thuốc có ký hiệu dấu (*) là thuốc phải được hội chẩn trước khi sử dụng, trừ trường hợp cấp cứu. Đối với thuốc kháng sinh có ký hiệu (*), Quỹ bảo hiểm y tế thanh toán khi thực hiện đúng quy trình hội chẩn khi kê đơn theo quy định về hướng dẫn sử dụng kháng sinh trong bệnh viện của Bộ Y tế.

Danh mục thuốc có ký hiệu dấu (*) ở thông tư 30/2018/TT-BYT có thay đổi so với thông tư 40/2014/TT-BYT và được áp dụng từ ngày 01 tháng 01 năm 2019.

Danh mục thuốc hội chẩn (*) sử dụng tại bệnh viện đa khoa Quảng Nam từ năm 2019 như sau:

thuochoichan

Nguồn: http://www.dav.gov.vn/

Lần cập nhật cuối lúc Thứ tư, 12 Tháng 12 2018 22:14

Cập nhật thông tin mới liên quan đến tính an toàn của các thuốc chứa Hydroclorothiazid

  • PDF.

Ds Võ Thị Thu

Tên chung quốc tế: Hydrochlorothiazide.

Loại thuốc: Thuốc lợi tiểu thiazid.

Dạng thuốc và hàm lượng: viên nén 25mg; 50mg; 100mg.

Dược lý và cơ chế tác dụng: Hydroclorothiazid và các thuốc lợi tiểu thiazid làm tăng bài tiết natri clorid và nước kèm theo do cơ chế ức chế tái hấp thu các ion natri và clorid ở ống lượn xa. Sự bài tiết các chất điện giải khác cũng tăng đặc biệt là Kali và magnesi, còn calci thì giảm.

Hydroclorothiazid cũng làm giảm hoạt tính carbonic anhydrase nên làm tăng bài tiết bicarbonat nhưng tác dụng này thường nhỏ so với tác dụng bài tiết Cl- và không làm thay đổi đáng kể pH nước tiểu. Các thiazid có tác dụng lợi tiểu mức độ vừa phải, vì khoảng 90% ion natri đã được tái hấp thu trước khi đến ống lượn xa là vị trí chủ yếu thuốc có tác dụng.

hydrochlorothiazide

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ tư, 05 Tháng 12 2018 11:42

You are here Tin tức Thông tin thuốc