• Phone: 0235.3851.429
  • Hotline: 19009095
  • Thông tin:

dieuhanhtructuyen

Ttin thuốc

Cập nhật thông tin mới về các chế phẩm tiêm chứa Suxamethonium

  • PDF.

DS. Võ Thị Thu

Tên chung quốc tế: Suxamethonium

Loại thuốc:  Thuốc chẹn thần kinh – cơ khử cực

Dạng thuốc và hàm lượng: Ống tiêm Suxamethonium clorid : 20 mg; 50mg; 100mg/ml. Lọ thuốc tiêm: 50mg; 100mg.

suxamethonium

Dược lý và cơ chế tác dụng: Suxamethonium  là thuốc chẹn thần kinh – cơ khử cực. Các thuốc chẹn thần kinh – cơ khử cực cạnh tranh với Acetylcholin ở thụ thể cholinergic tại bản vận động và cũng giống như Acetylcholin, chúng gắn vào các thụ thể đó gây nên khử cực. Tuy nhiên, do ái lực cao với thụ thể cholinergic và tính kháng acetylcholinesterase, thuốc gây khử cực kéo dài hơn acetylcholin. Tác dụng này lúc đầu gây ra co cơ thoáng qua, thường thấy như giật bó cơ, sau đó ức chế dẫn truyền thần kinh – cơ. Kiểu chẹn thần kinh – cơ này không bị đối kháng, thậm chí có thể được tăng cường bởi các thuốc kháng cholinesterase. Dùng kéo dài hoặc nhắc lại các thuốc chẹn thần kinh – cơ khử cực có thể gây ra chẹn thần kinh – cơ giống như chẹn thần kinh – cơ không khử cực dẫn đến suy hô hấp kéo dài hoặc ngừng thở.

Suxamethonium được dùng chủ yếu để gây giãn cơ trong các thủ thuật ngắn như đặt nội khí quản, nội soi, tiểu phẩu, liệu pháp gây sốc bằng điện hoặc bằng thuốc sau khi  đã gây mê toàn thân. Suxamethonium được dùng chủ yếu để gây giãn cơ trong thủ thuật chỉnh hình. Do thời gian tác dụng ngắn, Suxamethonium thường là thuốc chẹn thần kinh - cơ khử cực được chọn cho thủ thuật kéo dài dưới 3 phút. Ngoài ra do thuốc bắt đầu tác dụng nhanh, nên thuốc thích hợp cho tình trạng cấp cứu khi cần đặt nội khí quản nhanh. Thời gian tác dụng của Suxamethonium có thể kéo dài bằng cách truyền tĩnh mạch liên tục hoặc chia thành liều nhỏ để tiêm.

Chỉ định: Hỗ trợ gây mê toàn thân, tạo thuận lợi cho đặt nội khí quản, giãn cơ trong phẩu thuật hoặc thông khí cơ học (thở máy) , giúp mềm cơ trong nắn xương gãy.

Nhưng theo nguồn tin mới cập nhật vào 25/12/2017 thì chỉ định của các chế phẩm tiêm chứa Suxamethonium được giới hạn lại,  cụ thể như sau:

- Cân nhắc việc sử dụng Suxamethonium trong chỉ định giãn cơ cho các phẫu thuật ngắn không còn thích hợp với các tiêu chuẩn hiện hành, mặt khác, do nguy cơ gây phản vệ khi sử dụng các cura giãn cơ nói chung và đặc biệt là Suxamethonium, các chế phẩm có chứa Suxamethonium không được sử dụng với chỉ định "gây mê tác dụng ngắn trong phẫu thuật".

- Các chỉ định của Suxamethonium từ này được giới hạn như một thuốc trợ mê cho gây mê toàn thân:

+ Ở người lớn và trẻ em: hỗ trợ đặt nội khí quản để nhanh chóng tiến hành thủ thuật được chứng minh bằng nguy cơ hít phải dịch dạ dày

+ Ở người lớn: trong điều trị bằng liệu pháp sốc điện để có được sự giãn cơ nhanh chóng.

Thông tin dành cho các bác sỹ chuyên khoa cấp cứu, gây mê hồi sức và dược sỹ bệnh viện.

Nguồn:  Cảnh giác dược, Dược thư quốc gia Việt Nam

Bản quyền thuộc Trung tâm Quốc gia về Thông tin thuốc và Theo dõi phản ứng có hại của thuốc

Địa chỉ: 13 - 15 Lê Thánh Tông - Hoàn Kiếm - Hà Nội

Sử dụng thuốc bôi ngoài da có chứa corticoid

  • PDF.

 Ds Lê Thị Diệu Hiền-Khoa Dược

Các corticoid bôi ngoài có tác dụng làm giảm viêm nhờ co mạch, ức chế chức năng bạch cầu và thay đổi miễn dịch

Ngoài các tác dụng vừa nêu, corticoid còn có khả năng ức chế quá trình tổng hợp và phân chia tế bào da và biểu bì.Đặc tính này được lợi dụng để làm tiêu tổ chức sừng trong một số bệnh về da.

1.Chỉ định: Các bệnh được chỉ định corticoid bôi ngoài là viêm da cho các nguồn khác nhau như eczema tiếp xúc, viêm da dị ứng,lichen(lở da)…Cũng có thể dùng để bôi vào các vết côn trùng cắn.

duoc1

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ hai, 01 Tháng 1 2018 17:12

Các Kháng sinh thường dùng và lưu ý khi sử dụng trong điều trị nhiễm khuẩn tiết niệu

  • PDF.

Ds Đặng thị Ngọc Hà - Khoa Dược

khangsinh

Xem tại đây

Các nội dung thay đổi / bổ sung đối với thuốc chứa Metformin

  • PDF.

Dược sĩ Phạm Phú Trí-Khoa Dược

metformin

Xem tại đây

Lần cập nhật cuối lúc Thứ năm, 30 Tháng 11 2017 19:03

Cập nhật thông tin về tính an toàn khi sử dụng một số thuốc: Thuốc chứa Citicolin dùng đường tiêm; thuốc chứa Levonorgestrel sử dụng trong tránh thai khẩn cấp

  • PDF.

Trần Thị Kim San-Khoa Dược

Ngày 20/11/2017 đơn vị thông tin thuốc bệnh viện nhận công văn số:18583/QLD-ĐK về việc cập nhật thông tin hướng dẫn sử dụng đối vói thuốc chứa citicolin dùng đường tiêm và công văn số: 18584/QLD-ĐK về việc cập nhật thông tin dược lý đối với thuốc chứa levonorgestrel sử dụng trong tránh thai khẩn cấp.

Nhằm đảm bảo mục tiêu sử dụng thuốc hợp lý, an toàn và hiệu quả đơn vị thông tin thuốc cập nhật thông báo sau:

thuoc1

1. Các thuốc tránh thai khẩn cấp có chứa levonorgestrel - khuyến cáo mới đối với việc sử dụng đồng thời các thuốc cảm ứng enzym:

Ngày 07/12/2016, cơ quan quản lý Dược phẩm và sản phẩm y tế Anh (MHRA) đã phê duyệt việc cập nhật thông tin về tương tác của các thuốc chứa levonorrgestrel để tránh thai khẩn cấp với các chất gây cảm ứng enzym CYP3A4 như: dẫn chất barbiturat, phenytoin, carbarmazepin, các thuốc có nguồn gốc dược liệu: St. John’s Wort, rifampicin, ritonavir, rifabutin và griseofunvin. Chuyển hóa của levonorgestrel tăng lên khi sử dụng đồng thời với các thuốc gây cảm ứng enzym gan. Khi sử dụng đồng thời levonorgestrel vói các thuốc cảm ứng CYP3A4, nồng độ levonorgestrel trong huyết thanh có thể giảm khoảng 50%. Vì vậy tương tác này có thể làm giảm hiệu quả của thuốc tránh thai và gây mang thai ngoài ý muốn. Đồng thời, việc phơi nhiễm với một số thuốc cảm ứng enzym trong quá trình mang thai làm tăng nguy cơ dị tật thai nhi.

 Do đó, các phụ nữ cần dùng biện pháp tránh thai khẩn cấp khi đã dùng thuốc cảm ứng enzym trong vòng 4 tuần trước đó nên cân nhắc sử dụng liệu pháp tránh thai không chứa hormon như đặt vòng tránh thai trong tử cung. Đối với phụ nữ không thể hoặc không sẵn sàng đặt vòng tránh thai trong tử cung có thể uống liều gấp đôi levonorgestrel từ 1500microgam lên 3000µg trong vòng 72 giờ sau khi giao hợp không an toàn.

2. Hướng dẫn sử dụng đối với thuốc chứa citicolin dùng đường tiêm:

Để thống nhất về chỉ định cũng như hướng dẫn sử dụng của thuốc chứa citicolin dùng đường tiêm căn cứ kết luận của hội đồng tư vấn cấp giấy đăng ký lưu hành . Các nội dung thay đổi/bổ sung đối với thuốc chứa citicolin dùng đường tiêm như sau:

- Chỉ định:

Giai đoạn cấp của chấn thương sọ não kèm rối loạn tri giác ở người lớn.

- Liều dùng và cách dùng:

Liều lượng trung bình: 500-750 mg trong 24 giờ

Đường dùng: tiêm bắp hoặc tiêm truyền tĩn mạch. Đường truyền tĩnh mạch được ưu tiên sử dụng hơn so với đường tiêm bắp.

Trường hợp tiêm tĩnh mạch, tốc độ tiêm phải chậm: 3-5 phút tùy thuộc liều.

Trường hợp truyền tĩnh mạch: tốc độ truyền từ 40-60 giọt/phút.

- Cảnh báo và thận trọng:

Trong trường hợp chảy máu nội sọ xuất hiện đột ngột và dai dẳng, liều khuyến cáo không vượt quá 1000mg mỗi ngày và cần truyền với tốc độ truyền rất chậm: 30 giọt/phút.

- Tác dụng không mong muốn:

Đã có báo cáo về hiện tượng kích thích có hồi phục.

You are here Tin tức Thông tin thuốc