• Phone: 0235.3851.429
  • Hotline: 19009095
  • Thông tin:

dieuhanhtructuyen

Y học thường thức

Thông tin về vaccine HPV dành cho phụ nữ trẻ tuổi

  • PDF.

Bs Nguyễn Thị Ngọc Ý - Khoa Phụ Sản

CDC khuyến cáo từ 11 tới 12 tuổi nên nhận hai liều thuốc chủng ngừa HPV chứ không phải là khuyến cáo trước đây ba liều để bảo vệ chống lại bệnh ung thư do HPV gây ra. Liều thứ hai nên tiêm 6-12 tháng sau liều đầu tiên. Để biết thêm thông tin về các khuyến cáo cập nhật, đọc các thông tin: https://www.cdc.gov/media/releases/2016/p1020-hpv-shots.html

hpv1

Loại vaccine này ngăn chặn các u nhú ở người (HPV) loại gây ung thư cổ tử cung (K CTC)  cũng như một số bệnh ung thư hậu môn, âm hộ, âm đạo, và hầu họng (cả  lưỡi và amiđan). Thuốc này cũng ngăn chặn các loại HPV gây ra mụn cóc sinh dục .

Tại sao chủng ngừa HPV là quan trọng?

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Chủ nhật, 19 Tháng 2 2017 18:53

Thư, bài viết của Bác Hồ gởi cho cán bộ ngành y tế

  • PDF.

CN Nguyễn Hữu Ánh - Khoa CĐHA

Chủ tịch Hồ Chí Minh – Vị Cha già kính yêu của dân tộc, Người đã cống hiến cả cuộc đời mình cho sự nghiệp cách mạng Việt Nam. Sinh thời, dù bận trăm công nghìn việc, Người vẫn luôn quan tâm đến những người làm công tác y tế và nền y tế nước nhà. Nhân kỹ niệm 62 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/02/1955 - 27/02/2017), chúng ta cùng đọc lại, nghiên cứu và làm theo những tư tưởng tiến bộ của Chủ tịch Hồ Chí Minh qua một số bức thư, bài viết về cán bộ, chiến sỹ làm công tác y tế.

BACHOYTE

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ sáu, 17 Tháng 2 2017 07:44

Giá trị của chất chỉ điểm sinh học CA-125

  • PDF.

Bs CKII Nguyễn Thị Kiều Trinh - Khoa Phụ Sản

I. KHÁI NIỆM

CA-125 là kháng nguyên ung thư 125 (cancer antigen 125, carcinoma antigen hoặc carbohydrate antigen 125), cũng còn được gọi là mucin 16 hoặc MUC 16.
CA-125  là một glycoprotein giống mucin màng có khối lượng phân tử lớn hơn 200 kDa. CA-125 ở người được mã hóa bởi gen MUC16 - một thành viên của gia đình glycoprotein mucin [6]. CA125 được chứng minh là có vai trò trong sinh ung thư, trong sự phát triển và di căn của khối u với một vài cơ chế khác nhau. 

 ca

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ bảy, 11 Tháng 2 2017 19:50

Phục hồi chức năng cho bệnh nhân sau mổ đứt gân bàn tay

  • PDF.

KTV Ninh Thị Trọng Cảnh - Khoa PHCN

I. ĐẠI CƯƠNG:

Gân là một bộ phận nhạy cảm với tổn thương, tổn thương thì dễ nhưng hồi phục thì khó. Lại do gân ít có mạch máu nuôi dưỡng nên cũng rất dễ bị hoại tử. Không giống như cơ, gân hoạt động nhờ sự bôi trơn của chất dịch nhầy trong bao gân. Nếu chẳng may bao gân bị viêm thì gân sẽ bị viêm dính ngay và khó cử động. Vì thế những vùng có gân nhiều như bàn tay, bàn chân, những di chứng dễ thấy là bàn tay sẽ co quắp lại và chân bị vẹo cứng . Trong các vết thương chi thì vết thương đứt gân, đặc biệt đứt gân bàn tay là một trong những tổn thương thường gặp nhất. Vết thương bàn tay nói chung và tổn thương gân nói riêng hầu như không ảnh hưởng tới tính mạng người bệnh, nhưng nếu xử trí không tốt có thể để lại di chứng nặng nề, gây tàn phế, mất khả năng lao động và ảnh thưởng nhiều đến sinh hoạt hàng ngày, cũng như tâm lý của người bệnh.

ganbantay

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ sáu, 10 Tháng 2 2017 06:58

Các dạng thuốc không được nghiền hay bẻ nhỏ trong quá trình điều trị

  • PDF.

DS Trần Thị Kiều Diễm

Nhiều người không uống được thuốc dạng rắn (Một số người mắc bệnh khó nuốt, người bệnh có đặt ống xông dạ dày không nuốt được nguyên viên thuốc hoặc trẻ nhỏ thường hay sợ uống thuốc vì mùi, vị khó chịu...), dạng thuốc thích hợp là các thuốc dạng lỏng như si rô thuốc, thuốc giọt, thuốc dùng ngoài đường tiêu hóa. Tuy nhiên, không phải lúc nào trên thị trường lúc nào cũng có những dạng thuốc trên, người sử dụng phải bẻ, phải nghiền thuốc viên và băn khoăn liệu thuốc dùng như vậy có tác dụng không?

cacdang2

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ tư, 08 Tháng 2 2017 12:41

You are here Tin tức Y học thường thức