• Phone: 0235.3851.429
  • Hotline: 19009095
  • Thông tin:

dieuhanhtructuyen

Y học thường thức

Vết thương tim

  • PDF.

Bs Lê Nhật Nam - Khoa Ngoại TN-LN

1. Lịch sử

  • 1839, Jobert đề xuất hút máu khoang màng ngoài tim để giảm tử suất , kết quả chưa ghi nhận
  • 1896, Farina lần đầu tiên khâu vết thương tim , kết quả bệnh nhân tử vong
  • 1897, ludwig van Rehn khâu vết thương thất phải thành công

Từ thập niên 60 của thế kỷ 19 đến nay, các công trình nghiên cứu khẳng định: mở ngực khâu vết thương tim sớm là phương pháp hữu hiệu nhất, hợp lý nhất, giảm tử vong cho bệnh nhân vết thương tim.

vtt1

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ tư, 12 Tháng 10 2016 14:28

Não mô cầu (Neisseria Meningitidis)

  • PDF.

CN Nguyễn Văn Thọ - Khoa Vi sinh

Neisseria meningitidis, thường được gọi là não mô cầu, do Albrecht và Ghon mô tả lần đầu tiên vào năm 1901. Năm 1903, chính hai tác giả này đặt tên cho vi khuẩn là Micrococcus meningitidis. Năm 1929 Murray đề nghị chuyển chúng sang giống Neisseria; từ đó cho đến nay, vi khuẩn có tên chính thức là Neisseria meningitidis. Não mô cầu thuộc giống Neisseria, họ Neisseriaceae.

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng chống dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), 5- 10% dân số có trong người vi khuẩn não mô cầu Neisseria meningitidis, gây viêm màng não do não mô cầu. Trong đa số trường hợp, vi khuẩn ở trạng thái không hoạt động, có nghĩa là sẽ không gây bệnh, không có triệu chứng lâm sàng. Nếu vi khuẩn ở trạng thái hoạt động, nghĩa là gây nên các triệu chứng và bệnh, chúng trở nên rất nguy hiểm. Theo viện nghiên cứu quốc gia về các rối loạn thần kinh và đột quỵ Hoa Kỳ (NINDS ), nhiễm trùng có thể dẫn đến tử vong từ 10- 15% số trường hợp, kể cả đã được điều trị. 10-15% các trường hợp còn lại sẽ để lại những tổn thương vĩnh viễn về não bộ hoặc các hậu quả, di chứng không mong muốn nghiêm trọng khác.

nmc1

Hình ảnh N.meningitidis trên dưới kính hiển vi điện tử

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ tư, 12 Tháng 10 2016 13:57

Tiếp cận và chọn lọc thông tin chăm sóc sức khỏe - những điều cần biết

  • PDF.

Bs Dương Chí Lực - KHTH

I. Mở đầu

Sức khỏe là vốn quý nhất của con người! điều đó không ai có thể phủ nhận được, và vấn đề này được minh chứng qua nhiều câu nói nổi tiếng như: “Sức khoẻ quý hơn vàng”, “Người có sức khỏe là có hy vọng, mà có hy vọng là có tất cả mọi thứ”, “Tài sản lớn nhất của đời người chính là sức khỏe”, “Mất sức khoẻ là mất tất cả”, “Chúng ta chỉ biết rõ giá trị của sức khỏe khi đánh mất nó”, “Bệnh tật là một bức thư gửi về từ cõi chết” .v.v…

Như vậy từ rất xa xưa, con người đã nhận thức được về tầm quan trọng của sức khỏe cũng như ý thức được sự cần thiết phải chăm sóc và giữ gìn lấy nó. Trải qua một quá trình lâu dài trong lao động và đấu tranh sinh tồn, loài người đã đúc kết nên nhiều kinh nghiệm quý báu về vấn đề giữ gìn, chăm sóc và nâng cao sức khỏe.

Tư-vấn-khám-sức-khỏe-sinh-sản

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ hai, 10 Tháng 10 2016 19:25

Bệnh giãn tĩnh mạch tinh

  • PDF.

Bs Hồ Kiến Phát - Khoa Ngoại TN-LN

I. Đại cương:

Giãn tĩnh mạch tinh là hiện tượng giãn bất thường của tĩnh mạch tinh và đám rối tĩnh mạch tinh. 90% giãn tĩnh mạch tinh xảy ra ở một bên và thường là bên trái. Lý do chủ yếu để người bệnh đi khám là đau tức vùng bẹn bìu hoặc hiếm muộn con cái.

II. Nguyên nhân:

Cơ chế gây giãn tĩnh mạch tinh là do không có van hoặc thiểu năng hệ thống van, vì vậy có trào ngược máu từ tĩnh mạch thận vào đám rối tĩnh mạch tinh làm tĩnh mạch dần dần giãn rộng.

III.  Lâm sàng:

1. Cơ năng:

  • Có cảm giác khó chịu, căng tức, đau tinh hoàn. Đôi khi, người bệnh có cảm giác nóng ở bìu hoặc một tình trạng khó chịu mơ hồ ở bìu.
  • Bệnh nhân tự nhìn thấy hay sờ thấy búi tĩnh mạch giãn to ngoằn ngoèo như búi giun nằm trong bìu khi đứng.
  • Bệnh nhân tự sờ thấy tinh hoàn một bên nhỏ hơn bên đối diện và lo lắng đi khám bệnh.
  • Vô sinh.

giantm

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ hai, 10 Tháng 10 2016 05:35

Phẫu thuật nội soi sau phúc mạc

  • PDF.

Bs Phạm Thanh Tùng - Khoa Ngoại TN-LN

I. Khoang sau phúc mạc:

- Khoang sau phúc mạc được giới hạn phía trước là phúc mạc thành sau, phía sau là mạc ngang, phía trên là cơ hoành, phía dưới là vành chậu.

- Khoang sau phúc mạc được chia làm 3 khoang:

  • khoang sau
  • khoang giữa
  • khoang trước

- Khoang sau phúc mạc là phẫu trường quen thuộc của rất nhiều phẫu thuật về hệ tiết niệu

noisoi2

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ hai, 10 Tháng 10 2016 05:23

You are here Tin tức Y học thường thức