• Phone: 0235.3851.429
  • Hotline: 19009095
  • Thông tin:

dieuhanhtructuyen

Y học thường thức

Tật khúc xạ và các phương pháp điều trị

  • PDF.

Tật khúc xạ (cận thị, viễn thị, loạn thị) là nguyên nhân gây giảm thị lực hàng đầu đối với người dưới 50 tuổi. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (2007) trên thế giới có 153 triệu người bị tật khúc xạ đang sống và làm việc với thị lực kém hoặc mù do không được chỉnh kính.

Mắt chính thị là mắt có hệ thống quang học (giác mạc, thể thuỷ tinh, dịch kính) bình thường nên các tia sáng từ vô cực chạy tới mắt, qua các môi trường trong suốt, rồi hội tụ đúng trên võng mạc khiến ta nhìn rõ vật. Mắt có tật khúc xạ là mắt có hệ thống quang học khuất triết không đúng, khiến các tia sáng không hội tụ trên võng mạc mà lại hội tụ ở trước hoặc sau võng mạc làm hình ảnh của vật mà ta nhìn thấy bị mờ đi.

Nguyên nhân của tật khúc xạ có thể do bẩm sinh, di truyền (60% các trường hợp). Số còn lại là do tác động của môi trường như thời gian và mức độ sử dụng mắt (làm việc bằng mắt quá nhiều ≥8h/ngày và quá lâu liên tục ≥2 giờ), cường độ ánh sáng quá tối và nhìn vật quá gần, sau phẫu thuật mắt hoặc chấn thương mắt… Chính vì vậy, để phòng mắc tật khúc xạ, chủ yếu cận thị, cần đảm bảo khi ngồi học, đọc, viết đúng tư thế (ngồi thẳng lưng, ngay ngắn, không cúi sát xuống bàn) và đủ ánh sáng, không đọc sách, làm việc bằng mắt ở khoảng cách gần liên tục quá lâu, quá nhiều. Sau 1 giờ đọc sách hoặc làm việc với máy vi tính cần nghỉ 5 - 10 phút, xoa nhẹ mi mắt.

Tatkhucxa1

Sơ đồ cấu trúc mắt

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ hai, 03 Tháng 12 2012 16:09

Y khoa, cảm tính và lý tính

  • PDF.

SGTT.VN - Chăm sóc thì cần tình thương và sự ân cần, còn cứu chữa thì đòi buộc lý trí tỉnh táo. Công chúng luôn tán dương sự ân cần đầy tình cảm trong chăm sóc, nhưng mấy ai hiểu được khía cạnh lý tính lạnh lùng khi cứu chữa. Và con người y khoa, không phải khi nào cũng duy trì được sự cân bằng cần thiết giữa lý tính và cảm tính khi hành nghề.

BS. LÊ ĐÌNH PHƯƠNG - Sài Gòn Tiếp Thị Online

Hai cách nhìn trái ngược

S. là một đồng nghiệp trẻ của tôi. Cậu ấy thông minh, lễ phép, lại chịu khó đọc sách. Đàn em như vậy, ai mà không thương? Nên tôi đã dành hết sức mình để kèm cặp S., với tình huynh đệ mang tính truyền thống của ngành y.

S. sẽ là một thầy thuốc tài năng, nếu cậu ta không có một khuyết điểm chết người: nhạy cảm thái quá! Cậu ta run bần bật khi chọc dò tuỷ sống, vã mồ hôi như tắm (và như... bệnh nhân) khi khám một ca nặng, thậm chí rươm rướm nước mắt khi thấy bệnh nhân đau quằn quại.

Do đó, mặc dù quý gã đàn em thông minh, hiếu học, không ít đàn anh đã gắt gỏng, quát tháo S. trong những đêm trực bệnh viện. Dưới mắt đàn anh, S. là một thầy thuốc “gà mờ” vì đã để quá nhiều cảm xúc chi phối việc hành nghề của mình.

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ bảy, 01 Tháng 12 2012 21:26

Hiểu biết về tật chân khoèo bẩm sinh

  • PDF.

Ths NGUYỄN THỊ KIỀU TRINH - Khoa Sản

Bình quân trong số 1000 trẻ sơ sinh có khoảng từ 2-3 trẻ bị tật chân khoèo. Tật này xảy ra ở trẻ nam nhiều hơn trẻ nữ. Nếu việc phát hiện và điều trị được thực hiện ngay sau sinh thì khoảng 15- 80% trường hợp có thể khỏi trong vòng từ 6 đến 8 tuần mà không cần phẫu thuật.

I. Tật bẩm sinh chân khoèo bẩm sinh là một biến dạng của cả 1 hoặc 2 bàn chân có mặt ngay từ khi sinh, biến dạng điển hình:

(1) Gấp và nghiêng vào trong của vùng gót chân.

(2) Khép và nghiêng vào trong của vùng giữa bàn chân.

(3) Gập vào phía lòng bàn chân của phần trước bàn chân khiến vòm gan chân sâu hơn bình thường.

Biến dạng của bàn chân có thể mềm, cứng hoặc biến dạng xương bàn chân.

Chankhoeo1

Hình 1: Bàn chân khoèo bẩm sinh

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ năm, 22 Tháng 11 2012 21:17

Kiểm soát nhiễm khuẩn ở bệnh viện: Thiếu và yếu

  • PDF.

Hiện nay, tình trạng nhiễm khuẩn bệnh viện tại Việt Nam vẫn ở mức trung bình (8%). Theo các chuyên gia về y tế, nếu con số này tăng lên nữa thì rất nguy hiểm.

Vì vậy, việc hạn chế nhiễm khuẩn bệnh viện để bảo đảm an toàn cho người bệnh, nhân viên y tế và cho cộng đồng vẫn đang là một thách thức lớn đối với các bệnh viện.

63% cán bộ quản lý không đào tạo chuyên ngành

Đánh giá về đội ngũ nhân lực kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện hiện nay, Phó cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh Phạm Đức Mục thừa nhận, trưởng khoa nhiễm khuẩn bệnh viện thường phải là người có chuyên môn, tuy nhiên ở Việt Nam chỉ có một vài người có năng lực như vậy.

Vừa qua, Bộ Y tế đã tiến hành điều tra cắt ngang được thực hiện vào tháng 8/2012 nhằm đánh giá thực trạng công tác tổ chức, nguồn lực và thực hành kiểm soát nhiễm khuẩn tại các cơ sở khám chữa bệnh, chữa bệnh công lập.

IMG_2775
Chăm sóc bệnh nhân thở máy tại khoa Hồi Sức Tích Cực-Chống Độc BVĐK QNam

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ tư, 21 Tháng 11 2012 17:37

Nhiễm virus Rubella trong thai kỳ

  • PDF.

BSCKI. TẠ THANH UYÊN

Bệnh Rubella hay bệnh Rubeon (còn gọi là bệnh sởi Đức hoặc sởi 3 ngày) là một bệnh truyền nhiễm lành tính do virut Rubella gây nên, có thể xảy ra thành dịch. Tuy tỷ lệ tử vong và biến chứng rất thấp nhưng bệnh Rubella lại đặc biệt nguy hiểm với phụ nữ có thai.

rube5

Trẻ sinh ra từ mẹ bị nhiễm Rubella

Nhiều nghiên cứu trên thế giới cho thấy Rubella xảy ra càng sớm trong thai kỳ thì nguy cơ dị tật ở thai nhi càng cao. Cụ thể, nếu mẹ bị nhiễm Rubella khi mang thai dưới 12 tuần tuổi thì tỉ lệ thai nhi bị dị tật lên đến 90%; mẹ bị nhiễm Rubella khi mang thai 13-14 tuần, tỉ lệ dị tật thai nhi 30-40%; thai 15-16 tuần thì tỉ lệ bị dị tật khoảng 20%; thai ở 16 - 20 tuần, tỉ lệ bị dị tật 10%. Rất hiếm thai nhi bị dị tật khi mẹ nhiễm lúc mang thai trên 20 tuần tuổi (dưới 1%),vì vậy việc chẩn đoán nhiễm Rubella sớm ở phụ nữ có thai là rất quan trọng.

Khi xét nghiệm máu xác định thai phụ nhiễm Rubella trong lúc mang thai dưới 16 tuần tuổi, bác sĩ sẽ tư vấn cho thai phụ về nguy cơ thai nhi bị dị tật bẩm sinh.

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ sáu, 16 Tháng 11 2012 21:33

You are here Tin tức Y học thường thức