• Phone: 0235.3851.429
  • Hotline: 19009095
  • Thông tin:

dieuhanhtructuyen

Y học thường thức

Tầm soát mắt ở bệnh nhân Đái tháo đường type 2

  • PDF.

BS Huỳnh Ngọc Tin - Khoa Nội Thận Nội Tiết

1. Các khuyến cáo

1.1. Chăm sóc tiêu chuẩn (Standard care)

ES1. Đảm bảo rằng khám mắt ở bệnh nhân bị đái tháo đường (ĐTĐ) type 2 được thực hiện xung quanh thời điểm chẩn đoán bệnh và sau đó hàng năm như là một phần của quá trình thăm khám thông thường:

- Đo và ghi nhận thị trường, điều chỉnh theo kính hay pinhole.

- Đánh giá bệnh võng mạc:

+ Dùng chụp hình võng mạc với giãn đồng tử, thực hiện bởi một chuyên gia chăm sóc sức khoẻ được huấn luyện thích hợp hay

+ Bằng thăm khám bởi một chuyên gia về mắt.

mat_tieu_duong1

ES2. Thảo luận các nguyên nhân để thăm khám mắt với bệnh nhân ĐTĐ.

ES3. Dùng tropicamide để làm giãn đồng tử trừ khi có chống chỉ định, sau khi thảo luận về ý nghĩa và có được sự đồng ý của bệnh nhân bị ĐTĐ.

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ bảy, 27 Tháng 7 2013 13:33

Plasmodium Knowlesi - Ký sinh trùng sốt rét khỉ gây bệnh cho người

  • PDF.

Trần Thị Yên, ThS.BS.Phạm Thế Vĩnh - Khoa HHTM

(Phần 1)

Xưa nay nói về bệnh sốt rét, người ta thường chỉ biết đến 4 chủng loại kí sinh trùng (KST) sốt rét lây bệnh cho người đó là P. Falcifarum, P. Vivaxx, P. Malaria, P. Ovale. Gần đây xuất hiện một loại ký sinh trùng sốt rét mới ở khỉ lây bệnh cho người đó là Plasmodium Knowlesi. Hiện tại, người ta chưa xác định được rõ ràng hình thái học Plasmodium Knowlesi trên kính hiển vi (trên tiêu bản nhuộm Giemsa) mà chỉ xác định dựa vào xét nghiệm sinh học phân tử, định lượng bằng kỹ thuật PCR.

Lịch sử phát hiện bệnh sốt rét do Plasmodium knowlesi 

Trường hợp nhiễm ký sinh trùng sốt rét Plasmodium knowlesi đầu tiên ở người được phát hiện và mô tả tại Hoa Kỳ vào năm 1965, trên một người lính Mỹ trở về từ Malaysia. Từ đó đến năm 1971 mới chỉ có 2 trường hợp nhiễm P. knowlesi ở người được báo cáo, cả 2 bệnh nhân đều sống ở bán đảo Malaysia. Sau đó, Cox Sigh đã tiến hành nghiên cứu từ tháng 3-2000 đến tháng 11-2002 tại Malaysia, kết quả cho thấy trong số 208 ca bệnh được chẩn đoán ban đầu bằng kính hiển vi điện tử là nhiễm P. malariae, khi xét nghiệm lại bằng kỹ thuật PCR lồng (Nested PCR) có đến 120 ca âm tính với P. malariae nhưng lại dương tính với P. knowlesi.

Từ năm 2004, nhiều báo cáo xác định loại ký sinh trùng sốt rét P. knowlesi ngày càng gia tăng, đặc biệt là các quốc gia ở khu vực Đông Nam Á như: Thái Lan, Myanmar, Philippines, Singapore, Indonesia và cả ở tỉnh Ninh Thuận của Việt Nam. Trong một nghiên cứu tại một vùng đồi và rừng rậm của tỉnh Ninh Thuận từ năm 2004-2006 bằng kỹ thuật PCR, thực hiện lần đầu có 5 trường hợp dương tính với P. knowlesi, lặp lại PCR lần thứ hai thì chỉ còn 3 trường hợp P. knowlesi. Các ca này sau đó đã được xác nhận qua xác định trình tự. Các trình tự (có kích thước 153 cặp base) thu thập được từ người Việt Nam tương đồng với chủng Malaysia đến 97-99%. Cả 3 bệnh nhân đều thuộc cộng đồng dân tộc thiểu số Ra-glây, sống gần rừng và đều không có triệu chứng lâm sàng của bệnh sốt rét khi được điều tra.

Pk_schizont_thin_NY2

Hình minh họa

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Chủ nhật, 21 Tháng 7 2013 14:51

Cập nhật một số phản ứng liên quan đến truyền máu

  • PDF.

Võ Thị Hồng Hạnh, ThS.BS. Phạm Thế Vĩnh – Khoa HHTM

Truyền máu là liệu pháp điều trị rất hữu hiệu, truyền máu không những giúp bổ sung các thành phần máu bị thiếu hụt mà còn bổ sung thể tích tuần hoàn cho cơ thể, cứu sống  người bệnh qua cơn nguy kịch, đem lại cho họ cuộc sống bình thường. Tuy nhiên bên cạnh những mặt lợi thì truyền máu đôi khi cũng gây ra một số tác hại nguy hiểm. Sau đây xin cập nhật một số phản ứng có hại khi truyền máu và cách xử trí:

A. Phản ứng truyền máu gây tan máu cấp

- Phản ứng hiếm gặp này thường hay đi kèm với tình trạng không tương hợp nhóm máu ABO và thường liên quan đến sai sót hành chính. Các triệu chứng sớm với tình trạng lo lắng, đỏ bừng, nhịp nhanh và tụt huyết áp. Đau ngực, đau bụng, sốt và khó thở là các biểu hiện thường gặp.  Nặng hơn là trụy mạch, suy thận, co thắt phế quản và đông máu rải rác lòng mạch (DIC).

-  Hemoglobin niệu dương tính do tan hồng cầu trong lòng mạch gây nên.

- Test kháng globin trực tiếp (+) [Test Coomb trực tiếp (+)] sẽ được thấy sau truyền máu. Mức độ nặng của phản ứng thường có liên quan với thể tích khối hồng cầu đã truyền.

phanungmau2

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ hai, 15 Tháng 7 2013 13:17

Thử nghiệm ELISA trong xét nghiệm HIV

  • PDF.

CN Huỳnh Thị Lệ Minh, ThS BS Phạm Thế Vĩnh - Khoa HHTM

ELISA (Enzyme Linked Immunosorbent Assay) là thử nghiệm miễn dịch gắn men. Thử nghiệm ELISA có rất nhiều dạng nhưng tất cả đều có đặc điểm chung là đều dựa trên sự kết hợp đặc hiệu giữa kháng nguyên (KN) và kháng thể (KT), trong đó KT được gắn với một Enzyme. Khi cho thêm cơ chất thích hợp vào phản ứng, enzyme sẽ thủy phân cơ chất thành một chất có màu. Sự xuất hiện màu chứng tỏ đã xảy ra phản ứng đặc hiệu giữa KT với KN, thông qua cường độ màu mà người ta biết được nồng độ KN hay KT cần phát hiện.

ELISA được dùng để xác định nhiều tác nhân gây bệnh như virut, vi khuẩn, nấm, ký snh trùng. Đặc biệt là phát hiện sớm các tường hợp nhiễm HIV

1st-generation-ELISA1

* Nguyên lý chung trong thử nghiệm ELISA-HIV:

- Kháng nguyên (Ag) virut cố định trên phiến nhựa

- Kháng thể (Ab) kháng HIV của bệnh nhân kết hợp đặc hiệu với Ag.

- Phức hợp KN-KT (Ag-Ab) được phát hiện bởi hệ thống cộng hợp gắn enzyme và cho phản ứng hiện màu với cơ chất tương ứng.

- Màu của phản ứng được đọc chính xác bằng máy quang kế.

- Màu của phản ứng tỷ lệ thuận với nồng độ kháng thể.

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ tư, 10 Tháng 7 2013 19:35

Hiến máu tình nguyện và quyền lợi của người hiến máu tình nguyện

  • PDF.

Nguyễn Văn Trai, Phạm Thế Vĩnh - Khoa HHTM

Máu được tạo thành từ các tế bào như: hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu và huyết tương. Chức năng chính của máu là cung cấp các chất nuôi dưỡng và cấu tạo các tổ chức cũng như sẽ loại bỏ các chất thải trong quá trình chuyển hóa.

Máu có 4 nhóm máu chính: A, B, AB, O và 2 nhóm phụ khác song song với hệ ABO là Rh+ (Dương) và Rh- (âm). Nhóm máu phổ biến có nhiều là nhóm máu O (49%), riêng nhóm AB chỉ chiếm 4-5%. Đặc biệt nhất là nhóm máu hiếm Rh- chiếm tỉ lệ cực nhỏ (0,4%) có nghĩa là rất, rất ít những người mang trong mình dòng máu hiếm nhưng nếu bạn lỡ mang trong người dòng máu này thì phải hết sức cẩn thận và nên tìm hiểu về nó vì chỉ những người có dòng máu hiếm mới có thể truyền máu được cho nhau. Trong trường hợp đặc biệt cần máu, nếu không đủ hoặc truyền không đúng sẽ gây tác hại cho cơ thể có thể dẫn đến tử vong.

hienmau1

Hiện nay, công tác tuyên truyền về vận động và hiến máu tình nguyện đã trở thành phong trào hoạt động của xã hội. Thanh niên, sinh viên và tình nguyện viên luôn là lực lượng tiên phong trong các hoạt động này. Mục đích của hiến máu nhân đạo là tăng cường số lượng máu cung cấp cho các bệnh viện để cấp cứu, điều trị cho bệnh nhân, ngoài ra còn để dự phòng thảm họa. Hiến máu là cho máu tốt, giảm nguy cơ lây nhiễm bệnh qua đường truyền máu như nhiễm HIV/AIDS, siêu vi gan B, C, giang mai, sốt rét… vì những người hiến máu tình nguyện là những người khỏe mạnh thực sự. 

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Chủ nhật, 07 Tháng 7 2013 20:06

You are here Tin tức Y học thường thức