• Phone: 0235.3851.429
  • Hotline: 19009095
  • Thông tin:

dieuhanhtructuyen

Y học thường thức

Bại não

  • PDF.

Bs CKI Nguyễn Duy Tân - PHCN

Bại não có thể gây ra những triệu chứng thần kinh trầm trọng ở trẻ em.

Hơn 5000 trẻ em ở Hoa kỳ được chẩn đoán Bại não hằng năm. Ở VN chưa thống kê được

 bainao1

1. GIẢI PHÂU:

  • Não là trung tâm chỉ huy của cơ thể.
  • Nó điều khiển 5 giác quan cũng như khả năng nói và vận động
  • Não (P) điều khiển ½ người (T) và ngược lại
  • Để hoạt động, não cần được cung cấp liên tục oxy.
  • Oxy được máu mang lên não.
  • Tim bơm máu liên tục lên não.
  • Não có thể bị tổn thương không hồi phục nếu không được cung cấp đầy đủ oxy hoặc máu

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ ba, 21 Tháng 1 2014 14:51

Hemophilia và những điều cần biết

  • PDF.

KTV Nguyễn Văn Trai - HHTM

Hemophilia (bệnh máu khó đông) là một căn bệnh đã được biết đến từ lâu trên thế giới. Đó là một nhóm bệnh rối loạn đông máu di truyền gen lặn  liên  quan đến giới tính, do giảm các yếu tố VIII, XI, XI, và được đặt tên là hemophilia A, hemophilia B, hoặc hemophilia C (bệnh Rosenthal). Nếu được điều trị đầy đủ bệnh nhân sẽ có cuộc sống gần như người bình thường. Tại Việt Nam mới chỉ khoảng 20% bệnh nhân Hemophilia được phát hiện và chăm sóc thường xuyên. Đa số còn lại được phát hiện muộn, dẫn tới nguy cơ bị chảy máu nhiều lần, gây biến dạng cơ và khớp, có thể dẫn tới tàn tật, thậm chí tử vong.

 hemo1

Hình ảnh cây phả hệ di truyền gen lặn trong bệnh Hemophilia (bệnh máu khó đông)

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ sáu, 17 Tháng 1 2014 21:03

Kỹ thuật XPERT MTB/RIF trong chẩn đoán bệnh lao

  • PDF.

Khoa Vi sinh

Gene Xpert MTB/ RIF là một kỹ thuật ứng dụng sinh học phân tử, mang tính đột phá, cho phép xác định vi khuẩn lao ở mức độ ít với độ nhạy và độ đặc hiệu cao. Quy trình thao tác của kỹ thuật này đơn giản, cho kết quả nhanh và cho kết quả kép đồng thời cho biết mẫu bệnh phẩm có vi khuẩn lao hay không, có nhiều hay ít vi khuẩn và vi khuẩn có kháng thuốc Rifamycin hay không.

xpert1

Kỹ thuật xét nghiệm này cho kết quả trực tiếp với bệnh phẩm đờm soi AFB dương tính có độ nhậy lên tới 98%, 72% ở những bệnh phẩm đờm soi AFB âm tính và độ đặc hiệu là 99,2%. Thời gian thực hiện xét nghiệm chỉ khoảng 100 phút. Việc đưa hệ thống chẩn đoán lao nhanh vào hoạt động sẽ giúp chẩn đoán, phát hiện sớm bệnh nhân nhiễm lao và lao kháng thuốc, điều trị kịp thời và hạn chế lây nhiễm lao ra cộng đồng.

Kỹ thuật này đã được Tổ chức Y tế thế giới chứng thực và khuyến cáo áp dụng kỹ thuật này trong công tác phòng chống lao như sau:

  • Gene Xpert MTB/ RIF nên được áp dụng làm xét nghiệm chẩn đoán ban đầu cho những trường hợp nghi mắc lao kháng đa thuốc hoặc lao đồng nhiễm HIV.
  • Tại những nơi tình hình dịch tể lao đa kháng thuốc hoặc HIV không cao, Gene Xpert MTB/ RIF có thể cân nhắc áp dụng cho trường hợp xét nghiệm đờm trực tiếp âm tính để tăng phát hiện lao phổi AFB (+).

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ tư, 15 Tháng 1 2014 21:17

Mắc cổ - một nỗi lo

  • PDF.

Bs CKII Trần Giám - Khoa TMH

Từ lâu lắm nhân dân ta đã có câu: “Mắc xương gà - sa cành khế” để nhắc cho mọi người biết rằng đây là hai tai nạn rất nguy hiểm có thể dẫn đến chết người. Ngày nay với sự tiến bộ của y học đã dùng ống soi trực tiếp để lấy dị vật ra, do đó tỷ lệ tử vong giảm xuống rất nhiều.

maco1

Hình minh họa

Dị vật là từ thường dùng trong chuyên khoa Tai Mũi Họng. Dị vật mà người bệnh thường mắc phải rất đa dạng: Xương gà, cá, vịt, heo, bò, răng giả, đinh, tăm, đồng xu, vĩ thuốc…Trong đó nhiều nhất vẫn là xương cá, chiếm trên 70%. Ngoài ra, còn có những hạt dưa, hạt đậu, hạt trái cây rất nguy hiểm vì có thể lọt vào khí, phế quản gây tử vong. Tình trạng hóc xảy ra từ hai đường:

- Vào từ đường ăn: từ họng vào thực quản xuống dạ dày.

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ tư, 15 Tháng 1 2014 09:27

Dự phòng thiếu máu thiếu sắt

  • PDF.

Ths Bs Phạm Thế Vình - Khoa HHTM 

Máu lưu hành trong cơ thể con người gồm nhiều thành phần trong đó tế bào hồng cầu (Red blood cell) là thành phần chính tạo nên máu đỏ của máu. Hồng cầu là tế bào đóng vai trò chủ yếu trong quá trình vận chuyển oxy đến các cơ quan để thực hiện các chức năng sống cho con người.

Đời sống trung bình của tế bào hồng cầu khoảng 120 ngày. Mỗi ngày, cơ thể con người luôn luôn có những hồng cầu già cỗi chết đi và bù lại là những hồng cầu trưởng thành mới được sinh ra. Nhờ vậy mà số lượng tế bào hồng cầu trong cơ thể con người luôn được hằng định. Bình thường ở người Việt Nam, số lượng hồng cầu khoảng 3,8 – 5,4 T/L, tương ứng với hàm lượng hemoglobin (HBG) là 120 – 160 g/l và thể tích khối hồng cầu (HCT) là 35 – 47%.

thieumau2

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ tư, 15 Tháng 1 2014 09:12

You are here Tin tức Y học thường thức