• Phone: 0235.3851.429
  • Hotline: 19009095
  • Thông tin:

dieuhanhtructuyen

Tập san Y học

Tắc mạch phế quản điều trị ho ra máu

  • PDF.

Bs Nguyễn Quốc Thái - 

Lược dịch từ IR PlaybookA Comprehensive Introductionto Interventional Radiology 2018

Sinh lý bệnh

Thuyên tắc động mạch phế quản (BAE) là một thủ thuật xâm lấn tối thiểu thường được sử dụng trong điều trị ho ra máu lượng nhiều hoặc một trường hợp ho ra máu xuất huyết nặng.

Mặc dù các định nghĩa chính xác có thể khác nhau, nhưng định nghĩa ho ra máu lượng nhiều phổ biến là ho ra máu có thể tích lớn hơn 250 cc trong 24 giờ, sau đó thường được định nghĩa là ba hoặc nhiều đợt ho ra máu, với thể tích lớn hơn 100 cc trong 24 giờ hơn 3 ngày trong 1 tuần . Ho ra máu ồ ạt có thể là một cấp cứu nguy hiểm đến tính mạng. Tiếp tục xuất huyết vào đường thở dẫn đến giảm thể tích tuần hoàn và ngạt thở, bệnh nhân chết chìm trong máu của chính mình, có thể có tỷ lệ tử vong từ 50–85% nếu điều trị bảo tồn. Các quá trình bệnh lý ảnh hưởng đến đường thở và nhu mô phổi là những nguyên nhân cơ bản phổ biến nhất dẫn đến ho ra máu (Bảng1). Chúng bao gồm các bệnh viêm nhiễm, nhiễm trùng, ung thư và chấn thương. Nguyên nhân viêm, giãn phế quản thường gặp nhất liên quan đến ho ra máu lượng lớn có thể là kết quả từ nhiều loại bệnh bao gồm xơ nang, bệnh phổi mãn tính và bệnh sarcoidosis. Nhiễm trùng nhu mô phổi chẳng hạn như bệnh aspergillosis, bệnh lao và viêm phổi mãn tính cũng có thể dẫn đến ho ra máu lượng nhiều, cũng như một số rối loạn miễn dịch và thấp khớp.

horamauu1

Xem tiếp tại đây

 

Lần cập nhật cuối lúc Thứ năm, 29 Tháng 9 2022 09:18

Nhiễm Cytomegalovirus trong thai kỳ

  • PDF.

Bs Nguyễn Lê Vũ - 

Giới thiệu

Cytomegalovirus (CMV) là bệnh nhiễm trùng phổ biến nhất mắc phải trước khi sinh (nhiễm trùng bẩm sinh). Nhiễm CMV bẩm sinh (cCMV; được định nghĩa là nhiễm CMV mắc phải trong tử cung qua nhau thai và hiện diện khi sinh) được ước tính khoảng 1/180 đến 1/240 trẻ sinh ra ở Canada. Mặc dù hầu hết trẻ sơ sinh mắc cCMV đều khỏe mạnh khi sinh ra, nhưng khoảng 15% đến 20% có di chứng thần kinh vĩnh viễn, thường gặp là mất thính giác; các di chứng khác bao gồm thiểu năng trí tuệ, bại não, khiếm thị và co giật.

Tỷ lệ mắc bệnh dựa trên chỉ số huyết thanh học (IgG) chiếm 40%- 54% ở Canada. Trị số huyết thanh tăng theo độ tuổi và dự đoán tăng cao trong 1 số trường hợp sau: mẹ sống trong xã hội có thu nhập thấp, mẹ tiếp xúc với trẻ em, chẳng hạn như những người chăm sóc trẻ, khoảng cách giữa 2 lần mang thai < 3 năm.

Nhiễm CMV nguyên phát và biểu hiện lâm sàng ở mẹ

CMV thường lây truyền từ người sang người khi tiếp xúc gần với vi rút lây nhiễm có trong nước bọt, nước tiểu, dịch tiết sinh dục và các chất dịch cơ thể khác; truyền máu và cấy ghép nội tạng cũng là những con đường lây nhiễm được công nhận. Nhiễm CMV chính trong thai kỳ là 95% trường hợp không có triệu chứng. Khi nhiễm CMV có triệu chứng, biểu hiện lâm sàng giống như ở người không mang thai. Thời gian ủ bệnh từ 20 đến 60 ngày, sau đó xảy ra hội chứng giống bạch cầu đơn nhân nhẹ, sốt kéo dài từ 2 đến 3 tuần, nổi hạch, số lượng tế bào lympho cao và kết quả men gan bất thường. Các biến chứng hiếm gặp bao gồm viêm gan, hội chứng Guillain-Barre và viêm cơ tim.

cmv

Xem tiếp tại đây

 

Lần cập nhật cuối lúc Thứ bảy, 24 Tháng 9 2022 15:57

Sử dụng thang điểm đánh giá tổn thương niệu quản sau nội soi niệu quản ngược dòng (PULS) trong việc ra quyết định cho mỗi ca phẫu thuật về nhu cầu đặt stent jj

  • PDF.

Bs Nguyễn Quốc Việt - 

Sỏi niệu quản là một bệnh rất phổ biến trên toàn thế giới, với tỷ lệ dao động từ 7 đến 13% ở Bắc Mỹ, 5-9% ở châu Âu và 1-5% ở châu Á. Các viên sỏi niệu quản không đào thải ra ngoài được điều trị bằng nội soi tán sỏi ngược dòng. Stent Double J (DJ) thường được đặt để dẫn lưu hiệu quả đường tiết niệu sau nội soi niệu quản. Stent DJ giảm thiểu nguy cơ tắc nghẽn sau phẫu thuật do phù nề và thúc đẩy quá trình chữa lành niệu quản. Tuy nhiên, stent DJ thường có liên quan đến các tác dụng phụ khó chịu và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Các triệu chứng liên quan đến stent này thường cần điều trị y tế với tỷ lệ thành công thay đổi. Tuy nhiên, một cách điều trị lý tưởng là tránh đặt stent DJ bất cứ khi nào có thể. Hiệp hội các hướng dẫn về tiết niệu của Châu Âu và Hoa Kỳ cũng gợi ý rằng sau khi nội soi niệu quản không biến chứng, đặt stent DJ có thể được bỏ qua một cách an toàn. Trong các tài liệu hiện nay, còn thiếu các tiêu chí khách quan rõ ràng để xác định nội soi niệu quản không biến chứng. Có một số chỉ định bắt buộc đặt stent sau nội soi niệu quản bao gồm thận đơn độc, sỏi tồn lưu, phù nề thành niệu quản và tổn thương niệu quản do phẫu thuật.

Nội soi niệu quản ngược dòng vẫn là can thiệp phẫu thuật phổ biến nhất trong điều trị sỏi niệu quản. Các can thiệp nội soi để điều trị sỏi niệu quản thường đi kèm với đặt stent DJ. Chỉ định đặt stent niệu quản thường xuyên nhất là dẫn lưu đường trên và giảm đau do phù thành niệu quản và mảnh sỏi sau nội soi niệu quản ngược dòng. Do vậy các phẫu thuật viên tập trung nhiều hơn vào việc đặt stent, dẫn đến xu hướng đặt stent sau nội soi niệu quản ngược dòng cao (63-80%) . Hơn 90% bác sĩ tiết niệu trong một cuộc khảo sát tại Hoa Kỳ ủng hộ việc đặt stent ngay cả sau một nội soi niệu quản ngược dòng không biến chứng.

Một trong những cách xác định nội soi niệu quản không biến chứng là sử dụng hệ thống tính điểm khách quan như thang điểm đánh giá tổn thương niệu quản sau nội soi niệu quản ngược dòng (Post‐Ureteroscopic Lesion Scale-PULS) được báo cáo lần đầu tiên bởi Schoenthaler và cộng sự vào năm 2012. PULS cho phép tiêu chuẩn hóa mô tả tổn thương niệu quản do can thiệp phẫu thuật trong quá trình nội soi niệu quản và có khả năng xác định một cách khách quan nhu cầu đặt stent DJ sau phẫu thuật.

PULS

Hình 1: Minh họa các mức độ tổn thương niệu quản trong thang điểm PULS

Xem tiếp tại đây

Lần cập nhật cuối lúc Thứ hai, 19 Tháng 9 2022 11:06

Hội chứng đảo ngược tưới máu động mạch trong song thai

  • PDF.

BS Ngô Thị Thảo Vy- 

Giới thiệu

Song thai không tim (acardiac twin) hay hội chứng đảo ngược tưới máu động mạch (Twin reversed arterial perfusion sequence - TRAPs) là một biến chứng đặc thù và rất hiếm gặp trong song thai một bánh nhau, trong đó có một thai không có tim hoặc không có hoạt động của tim, được bơm máu bởi thai còn lại (thai bơm máu) thông qua các mạch máu nối thông trong nhau thai. Thai không tim phụ thuộc hoàn toàn hỗ trợ tuần hoàn vào thai bơm máu, do đó phần đầu và thân kém phát triển, thậm chí có khi không có. Do gánh nặng tuần hoàn trong việc hỗ trợ thai không tim, thai bơm máu thường có nguy cơ suy tim và có biến chứng của sinh non.

Tỷ lệ mắc bệnh

Một nghiên cứu năm 2015 ước tính tỷ lệ mắc TRAPs xảy ra 2,6% trong song thai một bánh rau và 1/9500-1/11000 thai kỳ.

Sinh lý bệnh

Trong tuần hoàn thai nhi bình thường, máu tương đối giàu oxy từ nhau thai chảy qua tĩnh mạch rốn đến thai nhi. Từ đó, 80% lượng máu sẽ qua ống tĩnh mạch vào tĩnh mạch chủ dưới trộn lẫn với máu từ phần thấp của cơ thể và hai thận đổ về tâm nhĩ phải.

traps

Hình 1. Tuần hoàn thai nhi

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ bảy, 17 Tháng 9 2022 17:32

Quản lý giảm tiểu cầu miễn dịch trong thai kỳ

  • PDF.

Bs Thái Phương Oanh - 

Giới thiệu

Giảm tiểu cầu miễn dịch (Immune thrombocytopenia: ITP) xảy ra ở 0,83/ 10.000 trường hợp mang thai và gây ra những thách thức đặc biệt trong bối cảnh chu sinh. ITP có thể phát triển vào bất kỳ thời điểm nào trong thai kỳ và có thể khó phân biệt với các nguyên nhân khác gây giảm tiểu cầu trong thai kỳ như giảm tiểu cầu thai kỳ (gestational thrombocytopenia:GT), gan nhiễm mỡ cấp tính của thai kỳ và các trường hợp cấp cứu tăng huyết áp (tiền sản giật và HELLP; tán huyết, tăng men gan, số lượng tiểu cầu thấp). Phụ nữ có ITP trước đó có thể nặng lên khi mang thai và gần một nửa cần điều trị. Điều trị ITP tùy thuộc vào dấu hiệu chảy máu, mức độ giảm tiểu cầu và diễn biến lâm sàng của thai kỳ; ngưỡng điều trị số lượng tiểu cầu cao hơn khi người mẹ sắp sinh và có nguy cơ chảy máu cao hơn. Theo dõi cẩn thận người mẹ trong suốt thai kỳ là rất quan trọng để tránh nguy cơ cho cả mẹ và trẻ sơ sinh. 

giamtieucau 

Hình 1: ITP và các phương thức điều trị (Nguồn: NEJM)

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ bảy, 10 Tháng 9 2022 16:45

You are here Đào tạo Tập san Y học