• Phone: 0235.3851.429
  • Hotline: 19009095
  • Thông tin:

dieuhanhtructuyen

Vạt da cân thần kinh bì cẳng tay ngoài

  • PDF.

Bs. Nguyễn Văn Thoại - 

ĐẶT VẤN ĐỀ:

Che phủ ở vùng cổ bàn tay là một trong những thách thức khó khăn, vì không những phải đảm bảo mô che phủ tốt mà còn phải hạn chế thương tổn vùng cho vạt, kỹ thuật cần tương đối đơn giản để dễ phổ biến.

Năm 1981 Yang và cộng sự giới thiệu lần đầu và từ đó tên gọi vạt Trung Quốc . Một năm sau đó vạt da này được Lu và cộng sự thiết kế kiểu ngược dòng che phủ khuyết hỏng cổ bàn tay. Ưu điểm của vạt Trung Quốc là khả năng sống của vạt rất mạnh, có thể bóc tách kèm theo gân - xương và màu sắc da phù hợp vùng nhận. Tuy nhiên yếu điểm của vạt là phải hy sinh động mạch quay.

vatda1

Khái niệm vạt mạch xuyên được Koshima giới thiệu lần đầu nằm 1989 với vạt mạch xuyên động mạch thượng vị dưới, tới năm 1990 vạt mạch xuyên động mạch quay (VMXĐMQ) được Chang và cộng sự giới thiệu. Ưu điểm của vạt mạch xuyên này là bảo tồn được động mạch quay..Tuy nhiên một yếu điểm của vạt này lại là giới hạn về kích thước, do đây không phải là dạng vạt mạch trục nên nếu kích thước vạt quá lớn sẽ tăng nguy cơ chết vạt.

Tiếp nối sau đó, năm 1995 Bertelli và Kaleli đã giới thiệu vạt da cân thần kinh bì cẳng tay ngoài (VBCTN). Nguồn máu nuôi của vạt này cũng dựa vào mạch xuyên của đọng mạch quay, tuy nhiên đây được xem là một dạng vạt mạch trục dựa vào mạng mạch nuôi thần kinh cảm giác của da. Do đó có thể tăng chiều dài cuống vạt mà vẫn đảm bảo tính an toàn.

Vạt bì cẳng tay ngoài tổng hợp được ưu điểm của vạt Trung Quốc và VMXĐMQ là không hy sinh mạch máu chính mà vẫn có thể lấy vạt diện tích lớn tương đương vạt Trung Quốc.

Xem tiếp tại đây

 

You are here Đào tạo Đào tạo nhân viên BV Vạt da cân thần kinh bì cẳng tay ngoài