• Phone: 0235.3851.429
  • Hotline: 19009095
  • Thông tin:

dieuhanhtructuyen

Siêu âm các tổn thương mô mềm ở trẻ em

  • PDF.

BS. Phan Tuấn Kiệt – 

Siêu âm là phương tiện dễ tiếp cận, không nhiễm xạ và có độ phân giải cao đối với mô mềm nên thường là khảo sát hình ảnh đầu tiên được thực hiện để đánh giá các tổn thương có thể sờ thấy hoặc nhìn thấy ở trẻ em.

Kỹ thuật

Trước khi bắt đầu siêu âm, nên xem hình dạng bên ngoài của tổn thương, thay đổi màu da và khai thác bệnh sử lâm sàng, bao gồm tuổi khởi phát, thời gian diễn biến của tổn thương, triệu chứng lâm sàng. Các tổn thương mô mềm bề mặt nên được kiểm tra bằng đầu dò thẳng tần số cao (>10MHz) để có độ phân giải không gian tối đa của các cấu trúc bề mặt và thông tin chi tiết về các lớp da và mô dưới da

samomem 

Hình 1: Cấu trúc mô mềm bình thường ở mặt lưng của cẳng tay trên siêu âm.

Độ hồi âm của tổn thương nên được so sánh với lớp mỡ dưới da hoặc cơ lân cận. Siêu âm rất hữu ích trong việc phân biệt giữa tổn thương dạng nang và dạng đặc. Một khối giảm âm với tăng âm phía sau là dấu hiệu đặc trưng của tổn thương dạng nang. Ngoài ra, khi ấn bằng đầu dò, các tổn thương dạng nang có thể bị đè ép dễ dàng hơn các tổn thương đặc, mặc dù một số tổn thương dạng nang không biến dạng khi ấn. Doppler màu là cần thiết để xác nhận tính chất mạch máu, đặc hoặc nang của một khối. Độ nhạy của Doppler màu có thể được cải thiện bằng cách giảm scale hay PRF, tăng gain màu và giảm mức độ đè ép đầu dò lên tổn thương để tránh chèn ép các mạch máu nhỏ. Khảo sát Doppler phổ bao gồm dạng sóng (động mạch hay tĩnh mạch), vận tốc và chỉ số sức cản (RI).

Xem tiếp tại đây 

You are here Đào tạo Đào tạo nhân viên BV Siêu âm các tổn thương mô mềm ở trẻ em