• Phone: 0235.3851.429
  • Hotline: 19009095
  • Thông tin:

dieuhanhtructuyen

Đào tạo ngành y tế

Tắc động mạch quay trong can thiệp tim mạch - Dự phòng và điều trị

  • PDF.

Bs CK2 Trần Lâm

dongmachquay

Xem tại đây

Lần cập nhật cuối lúc Thứ bảy, 23 Tháng 2 2019 15:15

Điểm mới hướng dẫn trong quản lý rung nhĩ của ACC/AHA/HRS 2019

  • PDF.

Đầu năm 2019, Trường môn Tim mạch Hoa Kỳ/Hiệp hội Tim Hoa Kỳ/Hội Nhịp Tim Hoa Kỳ (ACC/AHA/HRS) đã công bố cập nhật hướng dẫn xử trí rung nhĩ. Đây là hướng dẫn cập nhật các điểm chính của hướng dẫn năm 2014, dựa trên các dữ liệu mới liên quan đến các thuốc chống đông đường uống tác động trực tiếp.

rungnhi2019

Xem tiếp tại đây

Lần cập nhật cuối lúc Thứ bảy, 23 Tháng 2 2019 15:00

Cập nhật điều trị sa tạng chậu

  • PDF.

Bs CK2 Nguyễn Thị Kiều Trinh - Khoa Phụ Sản

Sa tạng chậu là sự sa xuống của các tạng chậu do sự suy yếu các cơ và các mô liên kết vùng chậu do chấn thương trực tiếp, tổn thương thần kinh. Các tạng bị sa xuống bao gồm tử cung, bàng quang, trực tràng, ruột non và ruột già, và vòm âm đạo qua khe niệu dục.Trong những trường hợp nặng những thoát vị này có thể vượt qua vết màng trinh và lồi ra ngoài lỗ âm đạo. Tỷ lệ sa tạng chậu chiếm khoảng 44% ở nữ giới và là mối quan tâm về sức khỏe ảnh hưởng đến hàng triệu phụ nữ trên thế giới.

stc1

Hình 1: Sa tạng chậu

Các nhà nghiên cứu đồng thuận về sa tạng chậu do nhiều nguyên nhân khác nhau và gia tăng theo tuổi. Có nhiều yếu tố nguy cơ bao gồm mang thai, sanh ngã âm đạo, mãn kinh ( tuổi cao, thiếu hụt estrogen), gia tăng áp lực ổ bụng mạn tính ( ho nhiều, COPD, táo bón), béo phì, chấn thương vùng chậu, yếu tố di truyền ( chủng tộc, rối loạn mô liên kết), cắt tử cung, cốt sống đôi. Một số yếu tố rủi ro khác liên quan đến sản khoa đang còn tranh luận bao gồm thai to, chuyển dạ kéo dài giai đoạn sổ thai, sinh con < 25 tuổi, sanh Forceps, tê ngoài màng cứng, rách tầng sinh môn.

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ tư, 19 Tháng 12 2018 17:50

Một trong những câu chuyện hàng đầu về tim mạch trong năm 2018: Liệu Aspirin còn có vai trò trong dự phòng tiên phát bệnh tim mạch?

  • PDF.

Bs CK2 Trần Lâm

Trong dự phòng thứ phát, aspirin là một thành phần không thể thiếu trong các hướng dẫn (guidelines) dự phòng thứ phát ở những bệnh nhân đã được biết mắc các bệnh tim mạch (BTM). Dựa vào kết quả của các phân tích gộp, chẳng hạn như kết quả của “Antithrombotic Trialists’ Collaboration” trong hơn thập kỷ trước, aspirin làm giảm nguy cơ nhồi máu cơ tim (NMCT), đột quỵ và tử vong mạch máu lần lượt là 35%, 25% và 15%. Sau đột quỵ và NMCT, việc sử dụng aspirin dẫn đến ít hơn 36 biến cố NMCT tái phát, đột quỵ hoặc tử vong do mạch máu trên 1000 bệnh nhân được điều trị, trong khi đó, nguy cơ chảy máu chỉ 1 đến 2 trên 1000 bệnh nhân được điều trị.

Còn trong dự phòng tiên phát, năm 2016, hai đánh giá / phân tích tổng hợp có hệ thống do Lực lượng đặc nhiệm dịch vụ dự phòng của Mỹ (US Preventive Services Task Force - USPSTF) thực hiện đã chỉ ra rằng, hiệu quả của việc dự phòng tiên phát bằng aspirin có thể có cùng mức độ như trên, giảm 20% nguy cơ các biến cố chảy máu lớn, và nguy cơ đột quỵ xuất huyết cao hơn 30%. Một tổng quan hệ thống thứ hai cũng kết luận thêm về việc giảm 20% - 24% tỷ lệ mắc mới ung thư đại trực tràng (UTĐTT) và giảm 33% tử vong do UTĐTT.

Những dữ liệu này đã thúc đẩy USPSTF đưa ra khuyến cáo mức B đối với liệu pháp aspirin liều thấp trong dự phòng BTM và UTĐTT cho người lớn từ 50 - 59 tuổi có nguy cơ BTM 10 năm ≥ 10%, không có nguy cơ chảy máu cao, có kỳ vọng sống thêm ít nhất là 10 năm, và sẵn sàng dùng aspirin liều thấp hàng ngày trong ít nhất 10 năm. Đối với những người từ 60 - 69 tuổi có các đặc điểm tương tự, quyết định có dùng aspirin hay không được cá thể hóa. Không có khuyến cáo nào được đưa ra cho những người ngoài độ tuổi này. 

cauchuyen

Hình 1: Khuyến cáo dự phòng tiên phát bệnh tim mạch của USPSTF

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ bảy, 02 Tháng 2 2019 12:40

Gây mê hồi sức cho các phẫu thuật ngoài tim ở bệnh nhân có bệnh lý tim mạch (phần II)

  • PDF.

BS Lê Tấn Tịnh - GMHS

Các biến chứng tim mạch chu phẫu đối với phẫu thuật ngoài tim ở các bệnh nhân có bệnh lý tim mạch kèm theo vẫn còn là một thách thức đối với các nhà gây mê hồi sức và các phẫu thuật viên, với tỉ lệ tử vong khoảng 4- 5%, mặc dù đã có những tiến bộ vượt bậc trong kỹ thuật gây mê hồi sức cũng như can thiệp và điều trị nội khoa tim mạch.

Ở Châu Âu, các nghiên cứu đa trung tâm về các biến chứng chu phẫu đối với 19 triệu trường hợp phẫu thuật ngoài tim ở bệnh nhân có bệnh lý tim mạch kèm theo hàng năm thì biến chứng tim mạch chiếm tỉ lệ 42%, và trong đó có 319.000 trường hợp tử vong chu phẫu có nguyên nhân từ biến chứng tim mạch.

motim

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ năm, 13 Tháng 12 2018 18:24

You are here Đào tạo Đào tạo ngành y tế