• Phone: 0235.3851.429
  • Hotline: 19009095
  • Thông tin:

dieuhanhtructuyen

Cách bảo quản một số máy móc, dụng cụ sử dụng trong cấp cứu

  • PDF.

CN Trịnh Thị Xuân Thúy - Khoa Cấp cứu

Trong cấp cứu người bệnh hàng ngày, ngoài nhân tố con người thì các trang thiết bị y tế đóng vai trò vô cùng quan trọng, có thể xem như “cánh tay phải” của người thầy thuốc. Nếu chúng ta biết quý trọng nó để có cách bảo quản, sử dụng đúng thì sẽ phát huy hết tính năng của nó, duy trì được tuổi thọ lâu dài. Ngược lại, nếu thờ ơ, không biết cách bảo quản thì chúng sẽ nhanh bị hỏng và trục trặc trong quá trình sử dụng.

1. Bơm tiêm điện:

maymoc1

Là thiết bị điện tử nên khi sử dụng phải nhẹ nhàng, gắn vào cọc truyền chắc chắn, vững. Không được để nước, dịch ngấm vào máy. Chỉ sử dụng khăn khô mềm để lau thân máy. Khi không sử dụng thì luôn nhớ trả piston và xoay cần giữ bơm tiêm về vị trí ban đầu. Nạp điện đầy đủ cho máy.

2. Bộ đặt nội khí quản:

Bao gồm cán, lưỡi, bóng đèn và pin

Thường xuyên kiểm tra bóng đèn và các khớp nối giữa bóng đèn với lưỡi, lưỡi và cán, phải đảm bảo dẫn điện tốt. Tuyệt đối không để dịch, máu tồn tại giữa các vị trí trên. Sau khi sử dụng thì tháo pin ra khỏi cán. Luôn giữ các bộ phận khô ráo, sạch, không để rỉ rét.

3. Máy sốc tim:

maymoc2

Đặt máy trên giá tư thế thăng bằng, vững. Không để dịch hoặc các loại chất lỏng khác ngấm vào máy. Xoay các núm điều chỉnh nhẹ nhàng, đúng chiều như hướng dẫn. Sau sử dụng vệ sinh thân máy bằng khăn vải mềm, khô, lau sạch kem dẫn điện ở các bản điện cực, các dây điện cực phải vuốt thằng không để quấn vào nhau và treo lên giá. Nạp điện đầy đủ.

4. Monitor:

maymoc3

Cũng như máy sốc tim, monitor cần được đặt trên giá bằng phẳng, vững chắc.

Vận chuyển nhẹ nhàng theo tư thế như khi sử dụng. Không để các chất lỏng ngấm vào máy, vệ sinh thân máy bằng khăn vải mềm, khô, dùng khăn che đậy máy khi không sử dụng. Thao tác các phím, núm điều chỉnh trên máy phải rất nhẹ nhàng. Lau sạch các điện cực không để rỉ rét. Vuốt thẳng và treo các dây điện cực lên giá. Nạp điện thường xuyên cho máy. 

Trên đây chỉ là một số máy móc, dụng cụ thường xuyên được dùng trong cấp cứu, hồi sức. Tất cả chúng ta đều phải có trách nhiệm bảo quản các tài sản để đảm bảo luôn sẵn sàng sử dụng tốt, cấp cứu người bệnh kịp thời.


Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Lần cập nhật cuối lúc Thứ sáu, 24 Tháng 2 2017 21:02

You are here Tin tức Y học thường thức Cách bảo quản một số máy móc, dụng cụ sử dụng trong cấp cứu