Đeo kính cận là để nhìn xa, vì vậy chỉ đeo khi đi đường, nhìn bảng... Còn khi nhìn gần như đọc sách hoặc viết, cần bỏ kính hoặc đeo số kính nhẹ hơn số kính nhìn xa từ -2,00 đi-ốp (D) đến -3,00D.
Cận thị là một tật khúc xạ do trục nhãn cầu quá dài (cận thị trục), do giác mạc quá cong, hoặc do lực khúc xạ của thủy tinh thể quá cao (cận thị lực khúc xạ). Bệnh còn có thể ở toàn bộ nhãn cầu, gây tổn hại ở củng mạc, ở màng bồ đào cũng như ở võng mạc, gọi là bệnh cận thị hay cận thị bệnh lý.
Để điều trị cận thị, bệnh nhân phải đeo kính cận. Đó là loại kính hai mặt lõm, hay còn gọi là kính phân kỳ, có tính chất đẩy ảnh ra xa. Người ta điều chỉnh kính sao cho ảnh rơi đúng trên võng mạc là số kính đúng.
Nguyên tắc chỉnh kính cận là số kính cận nhỏ nhất cho ta thị lực cao nhất. Ví dụ: khi thử các số kính -1,00D, -1,5D, -2, 00D, -2,50D, -3,00D mà vẫn đọc được 10/10, thì cần chọn số kính -1,00 để lắp.
Lưu ý: chỉ đeo kính khi cần nhìn xa, không đeo khi đọc sách, viết, hoặc đeo số kính nhẹ hơn số kính nhìn xa từ -2,00D đến -3,00D. Nếu không, người bệnh tự biến mắt cận thị thành mắt viễn thị. Lúc đó, ảnh tạo sau võng mạc, muốn nhìn rõ phải điều tiết để "lôi" ảnh về trên võng mạc. Quá trình điều tiết liên tục sẽ khiến cho bệnh nhân mỏi mắt, nhức đầu và tăng nhanh số kính cận.
Theo TS Võ Văn Phi, Bệnh viện Mắt Trung ương
- 23/06/2012 09:19 - Nhu cầu năng lượng và khẩu phần ăn hợp lý
- 20/06/2012 22:29 - Vệ sinh an toàn thực phẩm
- 18/06/2012 10:51 - Cảm mạo phong hàn
- 16/06/2012 10:26 - An toàn truyền máu
- 14/06/2012 08:09 - Giá trị của nội soi Tai Mũi Họng
- 04/06/2012 08:43 - Nhiễm virut viêm gan B Khi nào cần dùng thuốc?