• Phone: 0235.3851.429
  • Hotline: 19009095
  • Thông tin:

dieuhanhtructuyen

Chăm sóc đau trong bệnh nhân ung thư

  • PDF.

Khoa Ung bướu

I. Đánh giá đau:

Là một bước rất quan trọng có tính chất quyết định trong kiểm soát đau do ung thư.

Hãy để bệnh nhân được tham gia vào quá trình điều trị giảm đau. Bệnh nhân bao giờ cũng đúng, lời kể của bệnh nhân về đau là vô cùng quan trọng, dựa vào sự mô tả này để xác định kiểu đau và nguyên nhân gây đau, từ đó đưa ra quyết định điều trị theo cơ chế gây đau.

Các cơn đau phải được đánh giá và chẩn đoán dựa vào đặc điểm của nó:

  1. Yếu tố làm dịu hay gây đau: Điều gì làm dịu đau hay đau tăng lên.
  2. Tính chất cơn đau: Đau giống như gì, để bệnh nhân tự mô tả hoặc đưa một số từ gợi ý như : nóng rát, tên bắn, dao đâm.
  3. Hướng lan: Hướng lan là một đặc điểm thường gặp cho ta xác định nguồn gốc và loại đau.
  4. Mức độ trầm trọng: Đau đến mức nào? Thường áp dụng thang điểm đau từ 0-10.
  5. Thời gian xuất hiện: Đau liên tục hay không, nguyên nhân gì làm đau xuất hiện. Vài dạng đau liên quan đến vận động, hoặc liên quan đến ăn uống, hoạt động ruột, tiểu tiện.

dautrongung

II. Nguyên tắc xử trí đau:

  • Tất cả các bệnh nhân có triệu chứng đau phải được điều trị giảm đau.
  • Mục tiêu điều trị là giảm đau ngay tức thì và phòng sự xuất hiện trở lại của đau. Ngăn chặn đau, dự phòng đau tốt hơn là điều trị đau
  • Đánh giá bệnh nhân một cách tổng thể: Đã dùng giảm đau chưa? Nếu có loại thuốc đang dùng, liều dùng, tư thế giảm đau
  • Tin tưởng thông tin của bệnh nhân về dấu hiệu đau của họ
  • Áp dụng các phương thức chăm sóc phù hợp sẵn có
  • Kết hợp 2 phương pháp: không thuốc và có thuốc
  • Điều trị các vấn đề khác làm đau tăng lên
  • Giải quyết các vấn đề tâm lý xã hội và tâm linh của người bệnh
  • Điều trị đau cần được tiến hành tại bệnh viện, các phòng khám tại cộng đồng, tại nhà

III. Nguyên tắc dùng thuốc giảm đau: Theo 5 nguyên tắc sử dụng thuốc giảm đau của WHO

  1. Ưu tiên đường uống
  2. Theo thang giảm đau 3 bậc của WHO
  3. Theo giờ
  4. Theo từng cá thể người bệnh
  5. Các yếu tố liên quan: lo âu, trầm cảm, các bênh sẵn có…

IV. Vai trò của Điều dưỡng trong chăm sóc đau:

  • Hiểu biết rõ về các thuốc đang điều trị đau sẵn có và làm thế nào để có và duy trì các thuốc này
  • Hiểu biết thuốc giảm đau phù hợp theo từng loại nguyên nhân đau
  • Theo dõi chặt chẽ hiệu quả của điều trị đau
  • Theo dõi các tác dụng phụ của thuốc giảm đau và có hướng xử trí kịp thời
  • Hướng dẫn bệnh nhân và gia đình việc sử dụng các thuốc giảm đau

V. Kết luận:

  • Chăm sóc đau ở bệnh nhân thành công đòi hỏi phải có kiến thức và các chiến lược phối hợp giữa điều trị đau không thuốc và có thuốc
  • Điều dưỡng đóng vai trò quan trọng trong chăm sóc và điều trị đau cho bệnh nhân thông qua việc đảm bảo:
  • Sử dụng thuốc hợp lý
  • Theo dõi các tác dụng phụ
  • Hướng dẫn cho bệnh nhân và gia đình
  • Nâng cao giao tiếp ứng xử để người bệnh được cảm thông, chia sẽ, để họ không cảm thấy: Buồn rầu -> Lo âu -> Giận giữ -> Hoảng loạn -> Tuyệt vọng -> Phủ nhận ->Sợ hãi -> Trầm cảm.

Lần cập nhật cuối lúc Thứ sáu, 13 Tháng 11 2015 19:14

You are here Tin tức Y học thường thức Chăm sóc đau trong bệnh nhân ung thư