• Phone: 0235.3851.429
  • Hotline: 19009095
  • Thông tin:

dieuhanhtructuyen

Một số vấn đề cần lưu ý khi chụp cộng hưởng từ

  • PDF.

BsCKI Nguyễn Liêm - Khoa CĐHA

Cộng hưởng từ (Magnetic resonance imaging: MRI) là kỹ thuật hiện đại, ngày càng được ứng dụng nhiều và rộng rải trong chẩn đoán y khoa. Ưu điểm: là kỹ thuật không xâm lấn, không bức xạ Ion hóa. có thể khảo sát nhiều lần và đã được chứng minh không  ảnh hưởng đến sức khỏe, kể cả với phụ nữ có thai (tuy nhiên cần hạn chế ở 3 tháng đầu thai kỳ, chỉ chụp khi thật sự cần thiết).

Các máy MRI thế hệ mới hầu hết  có từ trường cao (> 1 Tesla), được  sử dụng Nam châm siêu dẫn để tạo ra một từ lực lớn, Từ lực của nam châm dùng trong MRI được đo bằng đơn vị Tesla. Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng nam  đang sử dụng máy Cộng hưởng từ Magnetom Avanto 1,5 Tesla của Siemens thuộc thế hệ mới nhất hiện nay (1,5 Tesla tương đương 15.000 Gauss, từ trường của trái đất gần bằng 0,5 Gauss. Nam châm 1,5 Tesla có từ lực mạnh gấp 30.000 lần từ trường trái đất).

Một số hình ảnh tai nạn: thiết bị không chuyên dụng bị hút vào máy MRI

liembs1

liembs2

Những điều cần lưu ý đối với  bệnh nhân và nhân viên y tế khi đưa bệnh nhân đến phòng chụp MRI:  Nếu không tuân thủ theo sự hướng dẫn của nhân viên phòng chụp MRI, có thể gây ra các tai nạn làm tổn thương cho bệnh nhân, nặng  có thể dẫn đến tử vong hoặc gây hư hỏng các thiết bị rất đắt tiền.

Những ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp liên quan đến trường điện từ đối với bệnh nhân:

  • Từ trường tĩnh: Có thể gây ra các hiệu ứng sinh học (thận trọng với phụ nữ có thai 3 tháng đầu), hiệu ứng cơ học (lực hút gây chuyển dịch các vật bằng kim loại khi đưa vào từ trường cao, tác động đến các vật liệu cấy ghép, Stent, van tim nhân tạo …  Các thiết bị ảnh hưởng từ như máy tạo nhịp, máy trợ thính…).
  • Từ trường chênh:  tạo dòng điện cảm ứng, kích thích thần kinh ngoại biên, tổn thương thính giác.
  • Từ trường sóng RF: Tích tụ năng lượng, tạo nhiệt trong các dây dẫn,  đốt nóng quá mức trong các thiết bị hoặc vật dụng  gây bỏng. Từ trường mạnh và sóng vô tuyến tần số cao có thể gây nhiễu máy tạo nhịp  gây loạn nhịp. Từ trường chênh và sóng RF tạo ảnh hưởng gây tăng sóng T trên ECG

Đối với các thiết bị: các thiết bị kim loại nhiễm từ như cáng vận chuyển bệnh nhân, xe đẩy, bình Oxy, kim tiêm, chìa khóa, bút viết, đinh ghim….có thể gây ra hiệu ứng tên lửa, tạo lực hút rất  mạnh phóng vào lồng máy MRI. Các vật dụng có từ tính như thẻ tín dụng (ATM), đồng hồ, điện thoại di động…đều có thể bị hỏng khi đưa vào phòng máy.

liembs4

Các dấu hiệu cảnh báo khi chụp Cộng hưởng từ

  • Trước khi chụp Cộng hưởng từ, bệnh nhân cần được nhân viên phòng chụp thăm khám, kiểm tra kỹ, tháo các vật dụng, đồ trang sức bằng kim loại không được đưa vào phòng máy như: Đồng hồ, kẹp tóc, khuyên đeo tai, khuyên mũi, các vòng đeo cổ, vòng đeo tay, răng giả ( tháo lắp được )…
  • Đối với những bệnh nhân có các vật liệu nẹp vis kết hợp xương trong chấn thương, khớp giả bằng kim loại, vật cấy ghép kim loại, các Clip phình mạch não... đa số các vật liệu mới hiện nay được làm bằng Titan và các vật liệu tương thích với từ nên không còn chống chỉ định, ( tuy nhiên hình ảnh chụp có thể có các xảo ảnh xung quanh các vật liệu này).
  • Đối với các cấy ghép y sinh như van tim, Stent mạch vành làm bằng vật liệu tương thích từ có thể chụp được ngay sau khi cấy ghép, với các vật cấy ghép có chứa ít sắt từ thì có thể chụp được an toàn sau 6 tuần.
  • Đối với các dụng cụ cấy ghép điện cơ như máy tạo nhịp, thiết bị khử rung, cấy ghép ốc tai, sẽ không an toàn khi chụp và cần có các chỉ dẫn chuyên biệt, nên ‘’chống chỉ định’’ (hiện nay nhiều hãng đã làm các máy tạo nhịp và dây dẫn tương thích với MRI).
  • Với các bệnh nhân có mảnh đạn hoặc dị vật kim loại nằm ở vị trí đặc biệt trong não, gần các mạch máu hoặc trong hốc mắt cần thận trọng cân nhắc vì có thể gây tổn thương do sự chuyển dịch do từ lực…
  • Bệnh nhân không mặc quần áo có đính kim loại, thay áo quần của phòng chụp MRI trước khi vào phòng máy (Với các nhân viên y tế và người nhà đi theo để hổ trợ bệnh nhân cũng cần được kiểm tra kỹ, cởi các vật dụng, đồ trang sức, dụng cụ cá nhân bằng kim loại như đồng hồ, thẻ tín dụng ATM... khi vào khu vực phòng máy), hạn chế người vào phòng máy. Cần lưu ý với các bệnh nhân nặng, hồi sức, có gắn các thiết bị theo dõi, các thiết bị phải an toàn tương thích với từ.

Một số vấn đề liên quan thuốc tương phản từ (Gadolinium): Nhiều trường hợp được yêu cầu phải tiêm thuốc tương phản từ trong khi chụp để giúp cho việc chẩn đoán, các thuốc tương phản từ dung nạp tốt, ít tác dụng phụ, tuy nhiên cần lưu ý những bệnh nhân có tiền sử dị ứng. Có các nôn mửa, cảm giác nóng, đỏ bừng trong ít phút…hiếm xảy ra Shock phản vệ (tỉ lệ phản ứng nhẹ như đau đầu, buồn nôn, 1/ 100.000), Chống chỉ định với phụ nữ có thai, người suy thận nặng. Ngoài ra thuốc có thể gây ra các tổn thương tại chổ tiêm khi thoát mạch.

Với phụ nữ có thai: Hiện nay các nghiên cứu đã chứng minh ở mức từ trường được  sử dụng trong khảo sát y khoa thì Cộng hưởng từ không có những tác động có hại đối với sức khỏe con người kể cả trên thai nhi, tuy nhiên vì sự an toàn của thai nhi, được khuyến cáo thận trọng cân nhắc sự cần thiết, các nguy cơ và lợi ích khi chụp Cộng hưởng từ với phụ nữ 3 tháng đầu thai kỳ.

Hội chứng sợ buồng kín: Có khoảng 5- 10% bệnh nhân có hội chứng sợ buồng kín, khi nằm chụp trong buồng máy chật hẹp, thời gian khảo sát dài, do đó cần phải hướng dẫn và giải thích kỹ cho bệnh nhân trước khi vào phòng chụp.

Nguồn tham khảo:

  1. http://www.mrisafety.com (Shellock and Kanal).      
  2. http://www.irmser.org/
  3. An toàn MRI, Bs Cao Thiên Tượng - Khoa CĐHA, BVCR.

Lần cập nhật cuối lúc Thứ ba, 17 Tháng 11 2015 17:25

You are here Tin tức Y học thường thức Một số vấn đề cần lưu ý khi chụp cộng hưởng từ