• Phone: 0235.3851.429
  • Hotline: 19009095
  • Thông tin:

dieuhanhtructuyen

Dị vật đường thở

  • PDF.

Khoa TMH

Dị vật đường thở là những chất vô cơ, hữu cơ mắc vào đường thở thanh quản, khí quản, phế quản. Đây là một tai nạn nguy hiểm có thể ảnh hưởng đến tính mạn nếu không được xử trí kịp thời. Thường gặp ở trẻ em nhiều hơn người lớn, nhiều nhất ở trẻ nhỏ hơn 04 tuổi.

Bản chất dị vật:

  • Động vật như:  Vẩy cá, mang cá, xương cá, xương gà, con đỉa
  • Thực vật như: Hạt lạc, hạt dưa, hạt ngô
  • Kim khí, kim băng, kim gài đầu, cặp tóc, vít, lông đền
  • Các chất dẻo: Đuôi bút máy, mảnh đồ chơi

1) Nguyên nhân:

  • Trẻ thường có thói quen đưa các vật ở tay vào mồm, người lớn cũng có một số thói quen như ngậm đinh trong mồm đó là những điều kiện để dị vật rơi vào đường thở
  • Dị vật thường rơi vào đường thở trong thì hít vào mạnh đột ngột sau một cơn cười, khóc hoặc sặc bột vì các phản xạ đường thở chưa hoàn chỉnh
  • Dị vật rơi vào do tai biến phẩu thuật do gây mê, có răng giả, mảnh VA rơi vào, dị vật mũi tụt xuống họng

divatduong1

Thủ thuật Heimlich

2) Triệu chứng:

  • Khi dị vật rơi vào đường thở sẻ gây ra một hội chứng điển hình gọi là hội chứng xâm nhập
  • Ho dữ dội
  • Khó thở thanh quản điển hình: Khó thở vào, có tiếng rít, co kéo cơ hô hấp, tím tái vã mồ hôi, toàn thân vật vã, có khi đái dầm

3) Chẩn đoán:

  • Dựa vào hội chứng xâm nhập
  • Khó thở thanh quản, khàn tiếng, ho
  • Viêm phế quản, xẹp phổi
  • XQ: Hình ảnh dị vật nếu cản quang, nếu xẹp phổi sẽ thấy các dấu hiệu điển hình của xẹp phổi
  • Nội soi khí phế quản có tính chất quyết định chẩn đoán và điều trị

4) Tiên lượng:

Nói chung dị vật đường thở là nguy hiểm, cấp cứu tiên lượng nặng có thể tử vong. Tiên lượng phụ thuộc vào:

  • Dị vật vô cơ hay hữu cơ
  • Tuổi của bệnh nhân
  • Thời gian bệnh nhân đến khám
  • Trang thiết bị, sự thành thạo của thầy thuốc

5) Điều trị:

  • Thực hiện thủ thuật Heimlich
  • Soi thanh khí phế quản là biện pháp tốt nhất để điều trị dị vật đường thở
  • Nếu khó thở thanh quản phải mở khí quản cấp cứu (độ 2)
  • Cần hồi sức tích cực, dùng kháng sinh toàn thân

6) Phòng bệnh:

  • Tuyên truyền để nhiều người hiểu rỏ tính chất nguy hiểm của dị vật đường thở
  • Không nên cho trẻ em đưa các đồ chơi vào mồm ngậm
  • Cần rất thận trọng khi cho trẻ em ăn các thức ăn dể hóc như hạt dưa, hạt lạc...
  • Nếu thấy trẻ đang ngậm hoặc ăn những thứ dể gây hóc không nên la hét, cho trẻ ăn bột cấm bịt mũi, trẻ nhỏ tránh uống thuốc viên mà phải nghiền ra nước
  • Người lớn bỏ thói quen ngậm dụng cụ khi làm việc
  • Nếu nghi ngờ dị vật đường thở cần đưa đến bệnh viện ngay.

Lần cập nhật cuối lúc Chủ nhật, 01 Tháng 11 2015 19:57

You are here Tin tức Y học thường thức Dị vật đường thở