KTV Trần Thị Thanh Lý - Kha HHTM
Với sự tiến bộ và phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ đặc biệt là trong lĩnh vực y học, trải qua hơn một trăm năm kể từ khi nhóm máu hệ ABO được nhà bác học vĩ đại Karl Lansteiner phát hiện, cho đến nay ngành truyền máu đã có được nhiều thành tựu hết sức to lớn .Sự phát hiện ra nhóm máu hệ ABO và các nhóm máu hệ hồng cầu khác đã góp phần đảm bảo và thực hiện truyền máu an toàn cho người bệnh.
Sự chuyển đổi từ lấy máu vào chai thủy tinh sang lấy máu vào túi dẻo và sự nghiên cứu thành công dung dịch chống đông, dung dịch nuôi dưỡng hồng cầu đã giúp cho việc bảo quản máu kéo dài đến 42 ngày cũng đã góp phần nâng cao chất lượng máu, chế phẩm của máu để phục vụ cho người bệnh.
Trước đây, khi chưa có máy ly tâm lạnh để điều chế các thành phần máu, cũng như chưa có máy để gạn tách các thành phần máu từ một người cho thì truyền máu toàn phần là phổ biến. Ngày nay, với phương châm của truyền máu hiện đại là truyền máu từng thành phần theo nhu cầu của người bệnh cũng đã nâng cao được chất lượng điều trị và đảm bảo an toàn truyền máu cho người bệnh.
Để phục vụ việc tách các thành phần máu từ một người cho bằng các hệ thống máy tách tế bào tự động, các hãng đã sản xuất ra hàng loạt các loại máy tách tự động như Heamonetics MCS+, Cobe Spectra, Comtec, Baxter, Trima… Các máy tách tế bào tự động thực hiện được nhiều chức năng vừa tách các thành phần máu từ người cho để điều trị cho người bệnh như khối hồng cầu, huyết tương tươi, khối tiểu cầu. Bên cạnh đó, gạn tách các thành phần máu còn phục vụ trực tiếp cho điều trị (gạn bạch cầu, trao đổi huyết tương, gạn tách tế bào gốc từ máu ngoại vi phục vụ cho ghép tế bào gốc.
Khoa HH-TM BVĐK Tỉnh Quảng Nam sắp đến được trang bị máy tách tế bào máu tự động Trima Accel sản xuất năm 2014. Đây là hệ thống tách tế bào máu tự động rất hiện đại nhằm đáp ứng yêu cầu điều trị của bệnh nhân bị giảm tiểu cầu. Kỹ thuật này không những có lợi cho bệnh nhân mà còn có lợi cho người hiến máu bởi chỉ lấy duy nhất tiểu cầu và một lượng ít huyết tương để pha loãng còn hồng cầu thì trả lại cho người hiến nên hầu như không ảnh hưởng đến sức khỏe người hiến máu.
Lợi ích của việc sử dụng khối tiểu cầu
Xuất huyết do số lượng tiểu cầu giảm rất hay gặp trong các bệnh lý nội khoa. Đây là một biến chứng nặng và tỷ lệ tử vong cao. Để ngăn ngừa và điều trị những trường hợp này y học thường sử dụng biện pháp truyền tiểu cầu. Trước đây thường dùng tiểu cầu pool là nguồn tiểu cầu được sản xuất từ máu của nhiều người cho. Dùng tiểu cầu pool có ưu điểm là giá thành thấp, có thể sản xuất taị những cơ sở có thu gom máu. Tuy nhiên dùng tiểu cầu pool có nhiều nhược điểm hạn chế như cần nhiều người cho cùng nhóm, thời gian sản xuất lâu, dễ bị nhiễm khuẩn trong quá trình điều chế, thời hạn bảo quản ngắn. Đặc biệt tiểu cầu pool do sản xuất từ nhiều người cho và cũng không loại bỏ được hoàn toàn bạch cầu nên nguy cơ gây bất đồng miễn dịch rất lớn, có thể gây những phản ứng không mong muốn và nguy cơ lây nhiễm các bệnh lây truyền qua đường truyền máu rất cao.
Trong những năm gần đây nhờ tiến bộ khoa học kỹ thuật, việc sản xuất khối tiểu cầu từ một người cho bằng máy tách chuyên dụng ngàycàng trở nên phổ biến. Những ưu điểm của khối tiểu cầu tách bằng máy là số lượng tiểu cầu trong một đơn vị rất nhiều (300 tỷ) lấy từ một người cho duy nhất, loại bỏ hầu hết bạch cầu nên hạn chế được bất đồng miễn dịch, quy trình khép kín nên không nhiễm khuẩn, thời gian bảo quản lâu hơn. Ngoài ra, khối tiểu cầu tách bằng máy không cần phải nhiều người cho nên rất thích hợp trong trường hợp thiếu nguồn người cho máu và các trường hợp cần cấp cứu.
Cấu hình kỹ thuật của máy
Có nhiều lựa chọn linh hoạt thu gom tiểu cầu, hồng cầu, huyết tương riêng rẽ hoặc kết hợp thu các thành phần. Đặc biệt có thể thu tiểu cầu túi đơn, túi đôi và túi ba.
Công nghệ tách thành phần máu liên tục.
Tích hợp hệ thống lọc bạch cầu trong máu (LRS) với số lượng bạch cầu < 1*106 tế bào bạch cầu trên 1 sản phẩm huyết tương hoặc tiểu cầu, vì vậy chế phẩm máu thu được có chất lượng cao.
Thể tích máu lấy ra khỏi cơ thể ít (200ml).
Có hộp an toàn giới hạn số lượng tiểu cầu sau khi hiến máu, đo được hematocrit sau khi hiến máu, thời gian thu gom và tổng thể tích hiến máu có thể cài đặt được, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người hiến thành phần máu.
Thời gian thu gom ngắn.Tùy thuộc vào số lượng tiểu cầu của người hiến 45-60 phút/tiểu cầu đơn, 60-80 phút/tiểu cầu đôi.
Bộ kít tích hợp sẵn, dễ dàng lắp đặt và phổ biến trên thị trường.
Có thể nhập thông tin người cho khi chưa cần lắp kít, máy tự động tính toán và đưa ra các ưu tiên có thể thu được bao nhiêu tiểu cầu.
Có bộ phát hiện lẫn hồng cầu.
Có hệ thống cảnh báo khi lượng chống đông không phù hợp với thể tích máu đang tách
Có lựa chọn mua thêm máy hàn dây máu gắn trên máy.
Quy trình tách khối tiểu cầu
Máy tách tiểu cầu gồm 2 bộ phận : Máy và bộ kit lọc
Chu trình hiến tiểu cầu gồm 3 bước :
- Bước 1 : Lấy máu từng đợt. Máu được đưa trực tiếp vào kit lọc để chiết tách tế bào .
- Bước 2 : Máy ly tâm sẽ vận hành bộ kit lọc để chiết tách các thành phần máu và giữ lại thành phần cần lấy ( tiểu cầu , huyết tương để pha loãng tiểu cầu ) . Mỗi người hiến máu sẽ có một bộ kít lọc riêng biệt và chỉ sử dụng chúng một lần duy nhất từ khi sản xuất để đảm bảo an toàn .
- Bước 3 : Truyền trả lại những thành phần khác ( hồng cầu , bạch cầu , huyết tương ) cho người hiến máu. Tiếp tục lấy máu để chiết tách cho đợt tiếp theo và cứ tiếp tục lập lại chu trình trên cho đến khi đạt 3.1011 tiểu cầu và 200ml huyết tương . Sau khi lấy, tiểu cầu của người Hiến còn 160.000-170.000 tiểu cầu / mm3 . Số lượng tiểu cầu này vẫn ở giới hạn của một người bình thường ( 150.000 - 300.000 tiểu cầu / mm3 ) hoàn toàn không ảnh hưởng gì đến số lượng tiểu cầu cũng như sức khỏe của bạn.
Đây là chu trình hoàn toàn khép kín. Thời gian hiến máu thường kéo dài khoảng 50 - 90 phút , được lọc bằng bộ Kit riêng (dây, kim , bộ lọc) được nhập khẩu từ nước ngoài có giá hơn 100 USD, an toàn vô khuẩn, dùng một lần.
Điều kiện hiến tiểu cầu
- Tất cả mọi người khoẻ mạnh, từ 18 tuổi đến 60 tuổi đối với nam và 18 tuổi đến 55 tuổi đối với nữ.
- Cân nặng : ≥ 50kg.
- Số lượng tiểu cầu cao > 200*109/l.
- Tình trạng tĩnh mạch tốt.
- Khoảng các tối thiểu giữa 2 lần hiến là 1 tháng.
- Trong vòng 6 tháng không tiêm vắc-xin, tiêm chủng phòng bệnh.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Djulbegovic B, Gernsheimer T ( 2014). Platelet Transfusion: A Clinical Practice Guideline From the AABB.". Annals of internal medicine, pp. 162- 205
- Dzik, S (2007), How do I: platelet support for refractory patients. Transfusion, 47: 374-378
- Kumar P, Ratti S, Neelam M (2013), Frequency of adverse events in plateletpheresis donors in regional transfusion centre in North India. Transfusion and Apheresis Science, pp. 9-19
- Jump U (2008), Criteria for acceptance of Donors Retrieved, pp. 2-25
- Stroncek D, Rebulla P (2007). "Platelet transfusions". Lancet 370 (9585),pp. 38 - 427.
- 11/06/2015 09:12 - Bóp bóng ambu thế nào là đúng cách?
- 09/06/2015 20:59 - Protein phản ứng C ( C-reactive protein)
- 09/06/2015 20:47 - Nghiên cứu cho thấy sử dụng kháng sinh không đúng …
- 04/06/2015 16:36 - Thoái hóa khớp gối
- 04/06/2015 16:31 - Cách sử dụng điều hòa tiết kiệm điện
- 04/06/2015 16:18 - Tiếp cận mô hình bệnh viện xanh nhân ngày môi trườ…
- 03/06/2015 16:36 - Tầm quan trọng của việc rửa tay
- 02/06/2015 20:25 - Hội chứng viêm đường hô hấp vùng Trung Đông (MERS)
- 02/06/2015 19:56 - Cây bùm bụp với bệnh nhân sỏi thận
- 02/06/2015 19:14 - Phục hồi chức năng hội chứng vai gáy