• Phone: 0235.3851.429
  • Hotline: 19009095
  • Thông tin:

dieuhanhtructuyen

Hội chứng viêm đường hô hấp vùng Trung Đông (MERS)

  • PDF.

Ths Trương Thị Kiều Loan - Khoa Vi sinh

Hội chứng hô hấp Trung Đông (MERS: Middle East Respiratory Syndrome) là một bệnh gây ra bởi một loại virus (họ coronavirus) gọi là Hội chứng viêm đường hô hấp vùng Trung Đông Coronavirus (MERS-CoV). MERS ảnh hưởng đến hệ hô hấp (phổi và phế quản). Hầu hết bệnh nhân MERS mắc bệnh hô hấp cấp tính nặng với các triệu chứng sốt, ho và khó thở. Tỷ lệ tử vong lên đến 30 – 40 %. Đầu tiên bệnh xảy ra ở Jordan vào tháng tư năm 2012. Cho đến nay, tất cả các trường hợp của MERS đã  lây lan giữa các nước trong và gần bán đảo Ả Rập.

mers1

Ảnh chụp từ kính hiển vi điện tử của MERS-CoV(Nguồn: NIAID/RML)

Sự lan truyền bệnh

MERS-CoV đã lây lan từ người bệnh sang người khác qua tiếp xúc gần gũi, như chăm sóc hoặc sống chung với người bị nhiễm bệnh. Tuy nhiên, không có bằng chứng về việc duy trì lan truyền trong môi trường cộng đồng. MERS có thể ảnh hưởng đến bất cứ ai. Bệnh nhân MERS đã nằm trong độ tuổi từ trẻ hơn 1 tuổi đến 99 tuổi.

CDC tiếp tục theo dõi chặt chẽ tình hình MERS trên toàn cầu. CDC nhận ra khả năng  MERS-CoV lan rộng hơn nữa trên toàn cầu và tại Mỹ. 

Triệu chứng và biến chứng

Hầu hết người nhiễm MERS-CoV thì biểu hiện bệnh hô hấp cấp tính nặng với các triệu chứng: sốt, ho, khó thở. Một số người  nhiễm MERS-CoV  cũng có triệu chứng tiêu hóa bao gồm tiêu chảy và buồn nôn / nôn. Đối với nhiều người nhiễm MERS lại có các biến chứng nghiêm trọng hơn, chẳng hạn như viêm phổi và suy thận. Tỷ lệ tử vong là 30% đến 40%. Một số người bị nhiễm bệnh có triệu chứng nhẹ (như các triệu chứng giống như cảm lạnh) hoặc không có triệu chứng gì cả; họ hồi phục hoàn toàn.

Dựa trên những thông tin chúng tôi có cho đến nay, thời gian ủ bệnh cho MERS (thời gian từ khi một người tiếp xúc với MERS-CoV đến khi họ bắt đầu có triệu chứng) thường là khoảng 5 hoặc 6 ngày, nhưng có thể dao động 2-14 ngày. MERS-CoV đã lây lan từ người bệnh sang người khác qua tiếp xúc gần gũi, như chăm sóc hoặc sống chung với người bị nhiễm bệnh.

Tất cả các trường hợp báo cáo có liên quan đến các nước trong và gần bán đảo Ả Rập. Hầu hết những người bị nhiễm hoặc sống ở bán đảo Ả Rập hay gần đây đến từ bán đảo Ả Rập trước khi họ bị bệnh. Một vài người bị nhiễm MERS-CoV sau khi có tiếp xúc gần với người bị bệnh, người gần đây đã đi từ bán đảo Ả Rập.

Các cơ quan y tế công cộng tiếp tục điều tra cụ­­m các trường hợp ở một số nước để hiểu rõ hơn cách MERS-CoV lây lan từ người này sang người khác.

Phòng  ngừa và điều trị bệnh­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­

Hiện nay, không có vắc-xin để phòng ngừa nhiễm MERS-CoV. Các quốc gia Viện Y tế Mỹ đang nghiên cứu khả năng phát triển một loại vắc – xin mới.

CDC thường khuyên rằng mọi người tự bảo vệ mình khỏi các bệnh về đường hô hấp bằng cách hành động phòng ngừa hàng ngày như sau:­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­

  • Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước trong 20 giây, và giúp trẻ em cũng làm như vậy. Nếu xà phòng và nước không có sẵn, sử dụng dung dịch rửa tay nhanh chứa cồn.
  • Che mũi và miệng bằng khăn giấy khi ho hoặc hắt hơi, sau đó ném khăn giấy vào thùng rác.
  • Tránh chạm vào mắt, mũi và miệng bằng bàn tay chưa rửa sạch.
  • Tránh tiếp xúc cá nhân, chẳng hạn như hôn nhau, hoặc chia sẻ chén hay dụng cụ ăn uống, với người bị bệnh.
  • Làm sạch và khử trùng thường xuyên vào các bề mặt tiếp xúc như đồ chơi và tay nắm cửa.

Nếu bạn đang chăm sóc hoặc sống chung với một người nhiễm MERS-CoV, hãy xem Hướng dẫn tạm thời về Phòng chống lây lan MERS-CoV trong nhà và cộng đồng.

Điều trị

Không có điều trị kháng virus cụ thể cho nhiễm MERS-CoV. Cá nhân bị nhiễm MERS có thể được chăm sóc y tế để giúp giảm các triệu chứng bệnh. Đối với những trường hợp nặng, điều trị hiện nay bao gồm chăm sóc để hỗ trợ các chức năng cơ quan quan trọng .

Để chủ động phòng chống dịch bệnh MERS-CoV, Bộ Y tế khuyến cáo mạnh mẽ người dân và cộng đồng thực hiện tốt các biện pháp sau: 

      1. Hạn chế đi tới các quốc gia đang có dịch bệnh tại khu vực Trung Đông khi không cần thiết. Trước khi đi du lịch cần tìm hiểu các thông tin tình hình dịch bệnh tại nơi đến để chủ động có các biện pháp phòng ngừa lây nhiễm cho bản thân.

       2. Giữ vệ sinh cá nhân, rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, súc họng bằng nước sát khuẩn miệng.

       3. Cần che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi, tốt nhất bằng khăn vải hoặc khăn tay để làm giảm phát tán các dịch tiết đường hô hấp.

       4. Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với người bị bệnh viêm đường hô hấp cấp tính; khi cần thiết phải tiếp xúc với người bệnh phải đeo khẩu trang y tế đúng cách và giữ khoảng cách khi tiếp xúc.

       5. Tránh tiếp xúc với động vật, vật nuôi, nếu đã tiếp xúc phải rửa tay bằng xà phòng.

       6. Những người trở về từ Khu vực Trung Đông, trong vòng 14 ngày nếu có dấu hiệu của viêm đường hô hấp cấp như sốt trên 38°C, ho, khó thở hoặc có tiếp xúc gần với người có dấu hiệu như trên, cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn, kiểm tra, xét nghiệm MERS-CoV.

      7. Thường xuyên cập nhật thông tin và cách phòng chống dịch bệnh MERS CoV của Bộ Y tế trên website: http://vncdc.gov.vn và các thông tin chính thống khác. 

Nguồn: Dịch từ http://www.cdc.gov/coronavirus/mers/about/index.html

Lần cập nhật cuối lúc Thứ ba, 02 Tháng 6 2015 20:49

You are here Tin tức Y học thường thức Hội chứng viêm đường hô hấp vùng Trung Đông (MERS)