Khoa Dinh Dưỡng
Đột quỵ, còn gọi là tai biến mạch máu não ngày càng phổ biến và ở mọi lứa tuổi. Bệnh được chia thành hai loại: tai biến mạch máu não do thiếu máu và tai biến mạch máu não do xuất huyết.
Tai biến mạch máu não là tình trạng rối loạn chức năng thần kinh với các biểu hiện đột ngột như hôn mê, liệt nửa người, nói ngọng, nuốt bị sặc... Chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp người bệnh tránh tai biến nặng hơn và nhanh hồi phục.
Nhu cầu dinh dưỡng
- Năng lượng: nhu cầu năng lượng nên được ước lượng theo tình trạng lâm sàng.
- 20-25 Kcal/ Kg/ ngày là đủ cho bệnh nhân béo phì.
- 25-30 Kcal/ Kg/ ngày cho bệnh nhân với cân nặng bình thường.
- 35-40 Kcal/ Kg/ ngày cho bệnh nhân suy dinh dưỡng hay có hoạt động thể lực cao liên quan đến hồi sức.
- Đạm:
Ít nhất 1g/ Kg/ ngày, từ các nguồn đạm có giá trị sinh học cao như: thịt nạc, cá nạc, sữa, tôm.
Đối với bệnh nhân suy dinh dưỡng đang tập vật lý trị liệu: 1,7-2g/ Kg/ ngày.
Phương pháp nuôi ăn
Các giai đoạn của nuốt bình thường
- Giai đoạn chuẩn bị ở miệng: Chuẩn bị thực phẩm để sẵn sàng cho việc nuốt.
- Giai đoạn miệng: suốt quá trình này chủ yếu là đẩy thức ăn vào miệng.
- Giai đoạn hầu: suốt quá trình này chủ yếu đẩy thức ăn qua hầu.
- Giai đoạn thực quản: suốt quá trình này chủ yếu đẩy thức ăn qua thực quản vào dạ dày.
Trường hợp bệnh nhân không bị khó nuốt: nuốt bình thường, phản xạ ho, cử động miệng bình thường, không hít sặc → không cần thiết phải lựa chọn thực phẩm phù hợp.
Trường hợp bệnh nhân khó nuốt nhẹ: nuốt bình thường, phản xạ ho, cử động miệng bất thường nhẹ, không hít sặc → khuyến cáo tránh một số thức ăn quá thô cứng.
Trường hợp bệnh nhân khó nuốt nặng: nguy cơ hít sặc cao, nuốt kém, phản xạ ho kém, cử động miệng hạn chế, không tự chủ nuốt được → Không cho hoặc cho thật ít thức ăn đặc đã được pha chế phù hợp, nuôi ăn qua ống thông, dinh dưỡng tĩnh mạch khi hấp thu quá kém.
Trường hợp bệnh nhân khó nuốt rất nặng: có hít sặc, không có phản xạ ho, không có cử động nuốt ở vùng hầu hay miệng → nuôi ăn qua ống thông, dinh dưỡng tĩnh mạch khi hấp thu quá kém hoặc trào ngược nặng.
Nguồn: Hội thảo " Chăm sóc dinh dưỡng lão khoa “ , TP Hồ Chí Minh, 2003.
- 03/10/2014 14:35 - Phòng chống nhiễm trùng đối với nội soi phế quản …
- 03/10/2014 14:09 - Lòng từ thiện không biên giới
- 01/10/2014 19:48 - Dị vật bàng quang
- 30/09/2014 20:19 - Một số lưu ý khi chăm sóc người bệnh bị bệnh hô h…
- 29/09/2014 20:01 - HIV/AIDS là gì ? Các thuốc điều trị HIV/AIDS
- 28/09/2014 19:51 - Loét và cách phòng chống
- 26/09/2014 09:38 - Ethanol
- 26/09/2014 08:54 - Những thành tựu từ liệu pháp tế bào gốc
- 24/09/2014 12:13 - Chế độ ăn uống, luyện tập cho bệnh nhân tăng huyết…
- 23/09/2014 16:32 - Các nguyên tắc lấy máu làm xét nghiệm đông máu và …