• Phone: 0235.3851.429
  • Hotline: 19009095
  • Thông tin:

dieuhanhtructuyen

Những thành tựu từ liệu pháp tế bào gốc

  • PDF.

KTV Bùi Thị Hà Thanh - Khoa HHTM

A. Tế bào gốc là gì

Tế bào gốc là tế bào có khả năng tạo ra toàn bộ những loại tế bào khác trong cơ thể hay nói cách khác nó là nhà cung cấp tế bào. Khi tế bào gốc phân chia nó có thể tạo ra nhiều tế bào gốc mới hoặc tạo ra những loại tế bào khác.

tebaogoc1

B. Nguồn gốc của tế bào gốc  

Nguồn gốc của tế bào gốc chủ yếu lấy từ tủy và trong máu cuống rốn, tuy nhiên tế bào gốc trong máu cuống rốn ưu việt hơn như khả năng tự sinh sản và phát triển mạnh hơn, tốc độ sinh sản và tăng trưởng nhanh hơn, số lượng tế bào nhiều hơn.

C. Phân loại tế bào gốc

Dựa vào kích thước, khả năng phân hóa mà có thể chia tế bào gốc thành 3 loại sau:

Tế bào gốc vạn năng: có khả năng phân hóa thành một cá thể hoàn chỉnh. Ví dụ như tế bào gốc phôi thai, có hình dạng đặc trưng và khả năng phân hóa mạnh. Có thể sinh sản vô hạn và phân hóa thành hơn 200 loại tế bào trên cơ thể, hình thành thêm tất cả các tổ chức cơ quan của cơ thể.

Tế bào gốc đa năng: là tế bào khả năng phân hóa thành nhiều loại tế bào tổ chức, nhưng không có khả năng phát triển thành cá thể hoàn chỉnh. Ví dụ: tế bào gốc đa năng định hướng dòng tủy, nó có thể phân hóa ít nhất 12 loại tế bào nhưng lại không thể phân hóa thành các tế bào khác ngoài tế bào trong hệ thống tạo máu.

Tế bào gốc đơn năng: là tế bào chỉ có thể phân hóa thành một hoặc hai loại tế bào tương tự nhau. Ví dụ: tế bào hình thành nên cơ gọi là tế bào vệ tinh

tebaogoc4

Rất nhiều bệnh của loài người được đề cập đến việc tế bào bị chết. Sau khi cấy tế bào gốc vào trong cơ thể, nó có thể thay tế hồi phục hoặc thay thế tế bào tổn thương, tế bào bệnh hoặc tế bào già và chết, từ đó đạt được mục đích điều trị.

Hiện nay, trong và ngoài nước việc bảo tồn tế bào gốc và công nghệ cấy ghép tế bào gốc đã được áp dụng trên lâm sàng đem lại hiệu quả tốt trong việc điều trị.

D. Ứng dụng trong y học

1. Nguyên lý của liệu pháp tế bào gốc

Nguyên lý của liệu pháp tế bào gốc là thông qua việc tách, nuôi dưỡng và phân hóa định hướng tế bào gốc để nuôi dưỡng ra loại tế bào, tổ chức, cơ quan hoàn toàn mới, khỏe mạnh và trẻ hơn. Thông qua kĩ thuật cấy ghép đặc thù cấy vào trong cơ thể, thay thể cho những tế không khỏe mạnh hoặc những tế bào già, tế bào đã chết đi, đem đến một cuộc cách mạng mang tính thời đại cho việc điều trị nhiều loại bệnh.

tebaogoc5

2. Ưu điểm của liệu pháp tế bào gốc: liệu pháp tế bào gốc là truyền tế bào gốc vào cơ thể bệnh nhân như một loại thuốc để khôi phục các tế bào, tổ chức, cơ quan bị tổn thương, khống chế được bệnh. Về chức năng, kết cấu thì tế bào gốc không thay thế vị trí của cơ quan tổ chức ban đầu, nó có hiệu quả điều trị mà các phương pháp điều trị cũ khó có thể đạt được.

Không có phản ứng miễn dịch thải ghép

Không cần phải hiểu về cơ chế nguyên lý chính xác về phát sinh bệnh

Nguồn rộng rãi, dễ lấy nguyên liệu

Không có tác dụng phụ như điều trị thuốc truyền thống

3. Thành tựu đạt được

Những nghiên cứu gần đây cũng đã cho biết tế bào gốc hệ tạo máu có thể biệt hóa thành những tế bào của những mô khác: cơ (cơ vân, cơ tim), tế bào não, tế bào gan, tế bào da, tế bào phổi, tế bào thận, tế bào ruột và tế bào tuyến tụy. Vì thế, có nhiều hứa hẹn điều trị được nhiều bệnh lý ngoài huyết hoc khác trong tương lai. Trong đó, có bốn bệnh lý được nghiên cứu ứng dụng điều trị gần đây nhất là: tổn thương não, tiểu đường típ 1, tim mạch và tổn thương tủy sống.

Tế bào gốc hệ tạo máu trong cũng đang được nghiên cứu điều trị cho những bệnh nhân ung thư tạng đặc như: ung thư tinh hoàn, ung thư nguyên bào thần kinh đã cho những kết quả bước đầu khả quan. Nhiều nghiên cứu cũng được tiến hành trong việc ứng dụng điều trị ung thư vú và ung thư buồng trứng ở phụ nữ, carcinoma ở thận, ung thư tế bào nhỏ ở phổi, ... Nhìn chung ngoài những bệnh lý ác tính, tế bào gốc hệ tạo máu điều trị hiệu quả những bệnh lý mắc phải hoặc bẩm sinh khác nữa, ví dụ: thiếu máu bất sản nặng, thalassemia, amyloidosis, ....

Cho đến nay, trên 70 bệnh lý được điều trị bằng phương pháp ghép tế bào gốc. Một số bệnh lý đã thường được chỉ định ghép tế bào gốc: bạch cầu cấp dòng lymphô, bạch cầu cấp dòng tủy, bạch cầu mãn dòng tủy, hội chứng loạn sinh tủy, suy giảm miễn dịch kết hợp trầm trọng, thiếu máu fanconi, suy tủy nặng, lymphoma non-hodgkin, bệnh β thalassemie, suy tủy dòng hồng cầu, thiếu máu hồng cầu liềm….

Ngày nay, với công nghệ biệt hóa tế bào đang phát triển rất nhanh, tế bào gốc máu cuống rốn sẽ là nguồn tế bào gốc để từ đó giúp phân lập và biệt hóa ra những tế bào của các hệ cơ quan mong muốn, hứa hẹn việc ứng dụng sâu rộng trong việc điều trị nhiều bệnh lý khác nhau trong tương lai.

Tài liệu tham khảo

  1. Azuma  e,  hirayama  m,  bonno  m  et  al  (2001):  successful  immunization following  cord  blood  transplantation  in  a  child  with  diamond-blackfan  anemia. Pediatr hematol oncol, 18 (3): 7-193. 
  2. Barker jn, weisdorf dj, defor te et al (2005): transplantation of 2 partially   hla-matched  umbilical  cord  blood  units  to  enhance  engraftment  in  adults  with hematologic malignancy. Blood, 105(3):1343-7 
  3. Barret j. A. (1999): hematopoietic stem cell transplantation.
  4. Fritsch  g,  stimpfl  m,  kurz  m  et  al  (1996):  the  composition  of  cd34 subpopulations  differs  between  bone  marrow,  blood  and  cord  blood.  Bone marrow transplant. 17(2):169-78. 
  5. Harris dt. (1995): in vitro and in vivo assessment of the graft-versus-leukemia activity of cord blood. Bone marrow transplant, 15(1), pp. 17-23.

Lần cập nhật cuối lúc Thứ sáu, 26 Tháng 9 2014 09:11

You are here Tin tức Y học thường thức Những thành tựu từ liệu pháp tế bào gốc