Khoa PHCN
Từ năm 1910, Hội đồng Bộ trưởng đã quyết định lấy ngày 22-5 hàng năm làm Ngày truyền thống phòng chống thiên tai của Việt Nam.
“Trong ngày này, Bộ trưởng Bộ Thuỷ lợi, Trưởng ban Ban Chỉ huy chống lụt, chống bão Trung ương, Thủ trưởng các ngành có liên quan, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố và đặc khu trực thuộc Trung ương tổ chức những hoạt động thích hợp, nhằm cổ vũ nhân dân, cán bộ chiến sĩ tổng kiểm tra, hoàn tất mọi mặt công tác chuẩn bị phòng, chống lũ, lụt, bão với quyết tâm cao bảo vệ tốt tính mạng và tài sản của nhân dân và của Nhà nước.”
Và nhiệm vụ của ngành Y Tế:
- Xây dựng kế hoạch phối hợp chặt chẽ với cơ quan quân sự địa phương làm tốt công tác kết hợp quân - dân y trong phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai, thảm hoạ và tìm kiếm cứu nạn.
- Tổ chức các đội cấp cứu lưu động tại Bệnh viện, cơ sở điều trị từ tuyến huyện trở lên với đầy đủ cán bộ chuyên môn, thuốc, thiết bị y tế và phương tiện đi lại, tổ chức ứng trực, phối hợp chặt chẽ với các lực lượng chức năng triển khai các kế hoạch di dân khi có lệnh của cấp có thẩm quyền.
- Tổ chức cấp cứu và điều trị kịp thời cho nạn nhân trong và sau khi xảy ra bão, lũ, thiên tai, thảm họa. Triển khai kịp thời công tác vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh, vệ sinh an toàn thực phẩm, phát hiện sớm và xử lý ngay những ổ dịch xuất hiện sau thiên tai, lụt bão, thảm hoạ.
- Phối hợp với các ban, ngành liên quan tại địa phương tăng cường công tác truyền thông, giáo dục sức khoẻ, đặc biệt chú ý công tác vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh, đảm bảo sức khỏe cho những đối tượng là người già, trẻ em và an toàn cộng đồng trong mùa mưa bão, lũ. Tổ chức kiểm tra, giám sát công tác phòng chống dịch, vệ sinh an toàn thực phẩm, cung cấp nước sạch tại các vùng trọng điểm.
- Căn cứ vào tình hình sức khoẻ, mô hình bệnh tật của cộng đồng các vùng có nguy cơ cao xảy ra bão, lũ, thiên tai, thảm họa để lên kế hoạch đảm bảo đủ cán bộ chuyên môn, dự trù cơ số thuốc, hóa chất, trang thiết bị, sản phẩm dinh dưỡng kịp thời chăm sóc bảo vệ sức khỏe phục vụ nhân dân trong bão, lũ, thiên tai, thảm họa.
- Thực hiện tốt phương châm ''Bốn tại chỗ'' đó là:
Chỉ huy tại chỗ: có cán bộ chỉ huy điều phối các lực lượng tìm kiếm, cấp cứu và vận chuyển nạn nhân ngay tại nơi xảy ra thiên tai, thảm họa;
Lực lượng tại chỗ: có cán bộ y tế luôn sẵn sàng để sơ cứu, cấp cứu nạn nhân và hướng dẫn, chỉ đạo công tác vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh;
Phương tiện tại chỗ: có đủ thuốc, trang thiết bị, phương tiện và vật tư y tế phục vụ yêu cầu chuyên môn;
Hậu cần tại chỗ: dự trữ đủ xăng dầu cho xe cấp cứu, xuồng máy, máy phát điện hoạt động khi không có điện; dự trữ lương thực, thực phẩm và các phương tiện phục vụ sinh hoạt khác cho cơ sở khám chữa bệnh.
Tài liệu tham khảo: 89-HDBT, QUYET DINH 89-HDBT, HOI DONG BO TRUONG, NGAY TRUYEN THONG PHONG CHONG THIEN TAI VN, TAI NGUYEN- MOI TRUONG,VAN HOA- XA HOI
- 07/06/2014 12:56 - Các nguyên tắc của dẫn lưu ngực
- 05/06/2014 12:46 - Chẩn đoán và điều trị ung thư tụy
- 30/05/2014 20:38 - Thuốc lá và bệnh tim mạch
- 27/05/2014 18:13 - "Rượu và Cấp Cứu"
- 25/05/2014 18:22 - Công tác vệ sinh bệnh viện
- 08/05/2014 10:33 - Chủ tịch Hồ Chí Minh- người tạo lập nền y đức mới
- 06/05/2014 13:38 - Một số điều cần biết về kháng nguyên ung thư biểu …
- 05/05/2014 14:32 - Cần thận trọng khi dùng hạt móc mèo làm thuốc để c…
- 26/04/2014 10:41 - Bệnh lí đau đầu dai dẳng hằng ngày thể mới
- 25/04/2014 07:47 - Chăm sóc bệnh nhân ngay sau phẫu thuật thông thườ…