Nguyễn Đức Khánh – Khoa Chẩn đoán hình ảnh
Xin được giới thiệu một hình ảnh CT scanner khá lạ mà chúng tôi vừa thực hiện tại Khoa Chẩn Đoán Hình Ảnh Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng
I. Bệnh sử:
- Bệnh nhân nữ, 46 tuổi.
- Nhập viện do đau bụng.
- Chẩn đoán siêu âm: Lồng ruột non, vài hạch mạc treo phì đại.
- Được chỉ định chụp CT scanner với chẩn đoán lâm sàng: Lồng ruột non người lớn không rõ nguyên nhân.
II. Kỹ thuật và hình ảnh CT:
- Vùng khảo sát: toàn bộ ổ bụng, từ vòm hoành đến khớp vệ.
- Helical, Collimation 2.7
- Thuốc cản quang tĩnh mạch Xenetix 300, tổng dung tích 80ml
Hình ảnh CT:
Phân tích hình ảnh:
- Hình 1: Lát cắt qua vị trí cao nhất của tổn thương cho thấy dấu giả hình bia (false target), với mạch mạc treo ở trung tâm.
- Hình 2: Lát cắt thấp hơn cho thấy hình “ruột trong ruột” khá điển hình. Đặc biệt bên trong có một cấu trúc choán chổ, giảm đậm độ hình oval rất rõ bờ, tỉ trọng đo được – 34HU
- Hình 3: Lát cắt thấp hơn nữa cho thấy dấu “Sandwich” điển hình của lồng ruột, cấu trúc choán chổ giảm đậm độ hình oval tiếp tục hiển thị rõ ràng trong lòng ruột. Cấu trúc này kích thước đo được 15x20x25mm
Biện luận và chẩn đoán CT:
- ¼ dưới phải ổ bụng hiển thị cả 3 hình ảnh: “giả hình bia”, “ruột trong ruột” và “sandwich” đối với CT là điển hình của lồng ruột non.
- Cấu trúc choán chổ hình oval có tỉ trong thấp hơn mỡ (-34HU, mỡ - 100HU)
- Lồng ruột non ở người lớn là một bệnh lý hiếm gặp và trên 90% là có nguyên nhân. Sự hiện diện của cấu trúc choán chổ dạng oval trong lòng búi lồng gợi ý đến u mỡ hoặc một polype ruột non, tỉ trọng -34HU kết hợp với cấu trúc dạng oval, rõ bờ gợi nghĩ về polype hơn là u mỡ.
- Không thấy dấu hiệu tắc ruột.
Với những phân tích trên chúng tôi chẩn đoán CT: Hình ảnh CT nghĩ đến lồng ruột non do polype.
III. Kết quả phẩu thuật
Kết quả phẩu thuật: Lồng ruột non, bên trong khối lồng tìm thấy một sinh vật sống, sinh vật này được chụp hình lại (mũi tên đỏ ở hình 2 và 3). Thì ra cấu trúc giảm đậm độ hiển thị trong đoạn ruột lồng mà chúng tôi nghĩ là polype là sinh vật này đây.
Xin được giới thiệu ảnh của sinh vật sống được các phẩu thuật viên tìm thấy trong đoạn ruột lồng:
Ảnh được phẫu thuật viên chụp bằng ĐTDĐ Nokia E72
Ảnh được phẫu thuật viên chụp lại bằng máy ảnh KTS 6.4
IV. Thử đi tìm tên của sinh vật được tìm thấy
Việc xác định tên của sinh vật được tìm thấy là của các nhà chuyên môn, côn trùng, ký sinh trùng học. Nhưng với sự tò mò chúng tôi cũng thử đi tìm với phỏng đoán là ký sinh trùng đường ruột sống trong ruột non người, kết quả là chúng tôi tìm được một dạng trông là giống nhất, xin được giới thiệu tiêu bản Sán lá ruột có tên khoa học là Fasciolopsis buski:
Tiêu bản sán lá ruột
V. Sán lá ruột (Fasciolopsis buski)
1. Hình thể :
Dài từ 30-70mm, chiều ngang từ 14-15mm. Miệng hút phía trước có đường kính 510 mc, miệng hút phía giữa có đường kính 1,5-2mm
Trứng sán lá ruột là một loại trứng lớn trong các trứng giun sán, dài 125-140 mc, chiều ngang 75-90 mc, có màu sẫm.
2.
Sán lá ruột sống ký sinh ở ruột non, đẻ trứng, trứng theo phân ra ngoài. Trứng sẽ tiếp tục chu kỳ ở ngoại cảnh như chu kỳ chung của sán lá
Giai đoạn ấu trùng của sán lá ruột thường bám vào các cây thủy sinh, thường là củ ấu, ngó sen, củ niễng, bèo. Nhiều vùng có củ ấu sẽ dễ có bệnh. Ấu trùng sống bám vào lá và củ các loại cây thủy sinh. Người hoặc lợn ăn phải sẽ mắc bệnh.
3. Thương tổn cơ thể bệnh học:
Thường những trường hợp nhiễm sán mới có thương tổn cơ thể bệnh học rõ rệt, niêm mạc ruột non thường bị phù nề và viêm, có thể lan sang tận ruột già. Niêm mạc ruột có thể bị sùi và có những đám xung huyết hoặc xuất huyết tương ứng với vị trí bám của sán. Khẩu kính ruột có thể bị giãn nở và gây nên những rối loạn tiêu hóa. Có thể tắc ruột do nhiễm nhiều sán. Những thương tổn của sán có thêm bội nhiễm vi khuẩn có thể gây viêm và sưng những hạch mạc treo. Ngoài ra còn có những biểu hiện toàn thân do độc tố của sán như: phù nề, tràn dịch màng ngoài tim, các biến đổi ở lách, thiếu máu.
4. Triệu chứng lâm sàng:
* Giai đoạn khởi phát: mệt mỏi, giảm sút sức khỏe, thiếu máu nhẹ.
* Giai đoạn toàn phát: đau bụng kèm theo ỉa chảy xảy ra thất thường. Phân lỏng, không có máu nhưng nhầy lẫn nhiều thức ăn không tiêu. Ỉa chảy có thể kéo dài nhiều ngày hoặc nhiều tuần. Đau bụng thường đau hạ vị, đau kèm ỉa chảy và có thể có những cơn đau dữ dội. Bụng chướng nhất là trẻ em, sức khỏe toàn thân giảm sút nhanh chóng. Nếu sán nhiễm nhiều và không được điều trị, bệnh sẽ chuyển sang giai đoạn nặng với những triệu chứng phù nề toàn thân, tràn dịch đa màng, nhất là tim phổi, cổ trướng và bệnh nhân có thể chết trong tình trạng suy kiệt.
5. Chẩn đoán:
* Lâm sàng dựa vào ỉa chảy, phù nề, suy nhược, tăng bạch cầu ái toan và yếu tố dịch tể.
* Chẩn đoán xác định dựa vào xét nghiệm tìm trứng trong phân.
6. Phòng bệnh:
Chủ yếu không ăn các loại cây thủy sinh không được nấu chín. Ngoài ra còn quản lý phân, không dùng phân bón cho các cây trồng dưới nước, điều trị những người có bệnh.
* Người viết hoàn toàn không có ý định đặt tên cho sinh vật được tìm thấy trong bài viết, cũng không kết luận nguyên nhân lồng ruột non là do sinh vật này và xin được gởi lời cám ơn đặc biệt đến Bs Vũ Phát và Bs Châu Quý khoa Ngoại Tổng hợp vì đã chuyển cho những ảnh chụp trong phẫu thuật.
- 14/04/2013 21:13 - Nhân một trường hợp sốt mò có tổn thương gan nặng …
- 30/03/2013 20:14 - Cứu sống một bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim cấp có c…
- 17/12/2012 13:59 - Bước đầu triển khai phẫu thuật nội soi ngực tại Bệ…
- 04/12/2012 21:48 - Vì sao cây đinh nằm trong ổ bụng?
- 14/11/2012 17:40 - Phẫu thuật cắt kén phổi tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh…
- 05/09/2012 22:31 - Người bị cắt hai quả thận đã xuất viện
- 16/08/2012 10:52 - Ho ra máu do ký sinh trùng lạ xâm nhập vào phổi củ…
- 18/07/2012 14:38 - Bệnh viện Trung ương Huế ghép thận thành công cho …
- 23/06/2012 08:43 - Nhân một trường hợp nhiễm liên cầu lợn ở người điề…
- 02/06/2012 11:36 - Nhân một trường hợp tắc ruột