Khoa Khám bệnh- BVĐK Quảng Nam
Sốt xuất huyết Dengue (SXHD) là bệnh do muỗi Aedes Aegypty hay còn gọi là muỗi vằn truyền bệnh, có tốc độ lây lan rất nhanh. Theo ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hàng năm có khoảng 96 triệu người mắc bệnh, với 500.000 trường hợp SXHD nặng cần nhập viện và khoảng 12.500 trường hợp tử vong. Từ năm 2005, Tổ chức Y tế thế giới đã nhận định SXHD có thể trở thành một vấn đề y tế công cộng khẩn cấp được cộng đồng quốc tế quan tâm và lo ngại do những tác động tiêu cực của dịch bệnh này đến đời sống xã hội. Tại hội nghị Bộ trưởng Bộ Y tế các nước ASEAN lần thứ 10 được tổ chức tại Singapore vào tháng 7-2010, Tổ chức Y tế thế giới (WHO), tổ chức ASEAN và đại biểu 10 nước thành viên ASEAN đã thông qua quyết định quan trọng thống nhất chọn ngày 15/6 hàng năm là “Ngày ASEAN phòng chống sốt xuất huyết”. Nhằm kêu gọi sự hợp tác chặc chẽ giữa các nước ASEAN cùng chung tay phòng chống sốt xuất huyết. “Ngày ASEAN phòng chống sốt xuất huyết” thể hiện sự quyết tâm của Cộng đồng ASEAN trong phòng chống bệnh dịch này.
Bệnh chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Vắc xin phòng bệnh SXHD hiện đang được nghiên cứu và thử nghiệm.
Việt Nam năm 2017, do diển biến thất thường của thời tiết, số ca mắc sốt xuất huyết đã gia tăng tại nhiều tỉnh thành trong nước như Hà Nội, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Thuận, Thừa Thiên Huế, Bà Rịa Vũng Tàu, Bình Dương...
TheoTrung tâm y học dự phòng TP HCM, tính từ đầu năm đến hết ngày 30/3, toàn địa bàn ghi nhận 5.583 ca mắc sốt xuất huyết (giảm 9% so với cùng kỳ 2016), ca bệnh nhập viện hàng tuần có chiều hướng giảm. Tuy nhiên, với diễn tiến thời tiết thất thường, xuất hiện những cơn mưa trái mùa là điều kiện thuận lợi cho dịch bệnh gia tăng trở lại.
Tại Hà Nội tính đến ngày 18/5 đã ghi nhận trên 700 trường hợp mắc sốt xuất huyết, tăng 2,1 lần so với cùng kỳ năm 2016 và đã có một trường hợp tử vong do sốc Dengue với kết quả PCR Dengue: dương tính typ 1.
Trước tình hình đó, Bộ Y tế đã đưa ra yêu cầu phòng chống khẩn sốt xuất huyết; đề nghị các địa phương nhanh chóng thu gom và loại các vật dụng phế thải có thể chứa nước như lốp xe, đồ hộp, đậy kín dụng cụ chứa nước, tổ chức diệt lăng quăng, diệt muỗi để chủ động phòng bệnh.
Bộ Y tế cũng yêu cầu các bệnh viện sớm triển khai hướng dẫn phát hiện và điều trị bệnh nhân sốt xuất huyết, đồng thời hướng dẫn người dân đến bệnh viện khi có các dấu hiệu bệnh, không điều trị tại nhà.
Thông điệp truyền thông:
Cho đến nay việc phòng bệnh chủ yếu vẫn là giải quyết véc tơ truyền bệnh như phun hóa chất diệt muỗi và diệt lăng quăng, bọ gậy. Để phòng chống Sốt xuất huyết (PCSXH) hiệu quả cần sự chung tay của Chính quyền các cấp, Ban ngành, các tổ chức chính trị - xã hội và đặc biệt là mỗi người dân trong cộng đồng ý thức trách nhiệm, tự nguyện thực hiện các biện pháp phòng bệnh đơn giản ngay tại hộ gia đình.
- 16/10/2017 11:16 - Bệnh tâm thần phân liệt
- 25/08/2017 09:59 - Cách xử trí say nắng, say nóng
- 10/08/2017 18:36 - Ngày vì nạn nhân chất độc da cam 10/8
- 14/07/2017 19:02 - Quy trình bảo dưỡng định kỳ máy thận nhân tạo Nipr…
- 24/06/2017 22:51 - Nói không với thuốc lá hưởng ứng ngày thế giới phò…
- 23/06/2017 03:17 - Điện năng lượng mặt trời-Giải pháp năng lượng cho …
- 21/06/2017 10:25 - Một số điều cần biết về bệnh cúm A (H7N9)
- 30/04/2017 07:11 - Hành động vì an toàn vệ sinh thực phẩm
- 30/04/2017 07:04 - Một số đường đưa thuốc thường dùng cho trẻ em
- 26/04/2017 17:24 - Bệnh glôcôm – phần nổi của tảng băng chìm