Bs. Nguyễn Nhật Vỹ -
Trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta luôn luôn đối mặt với những nguy cơ chấn thương từ rất nhẹ như trầy xước da bên ngoài đến vừa và nặng như gãy xương hay tổn thương các cơ quan nội tạng.
Trong số đó, bong gân là 1 trong số các chấn thương rất thường gặp. Tuy không nguy hiểm nhưng nó gây trở ngại khá lớn trong hoạt động thường ngày nếu bị bong gân ở 1 số vị trí trọng yếu như cổ tay, các khớp bàn tay hay cổ chân, bàn chân.
Bong gân các vùng quan trọng như cổ tay, cổ chân, gối gây ảnh hưởng rất nhiều đến sinh hoạt hằng ngày của bệnh nhân
Tuy đơn giản nhưng 1 số sai lầm thường gặp trong dân gian lại làm nặng thêm tình trạng bong gân, dẫn đến lâu khỏi hơn và hạn chế hoạt động.
Một số điều nên tránh khi bị bong gân:
- Không nên thoa dầu nóng. Một điều mà dân gian thường hay làm đó là thoa, bóp dầu nóng lên vùng bị bong gân. Điều này nên được hạn chế vì sẽ làm gia tăng triệu chứng đau và lâu lành hơn.
- Cũng tương tự, không nên ngâm bàn tay, bàn chân khi bị bong gân trong nước nước, hoặc ấm
- Tiếp theo, cũng không nên dùng các loại lá cây hay các loại thuốc không rõ nguồn gốc đắp lên vị trí bong gân
Những điều cần làm khi bị bong gân đó là:
- Nên hạn chế vận động khớp bị bong gân, điều nay làm mau lành hơn và hạn chế đau cho người bị bong gân. Chúng ta có thể hạn chế cách hoạt động sử dụng đến khớp bị bong gân, hoặc nếu bắt buộc phải dùng khớp đó thì nên dùng băng cuộn, băng thun bó quanh vị trí bị bong gân để hạn chế xê dịch khớp. Chú ý, không nên băng bó quá chặt có thể dẫn đến thiếu máu đoạn chi dưới và làm dị cảm chi.
- Có thể chườm đá ngay lên vị trí bị ngay lúc vừa bị bong gân khoảng 30 phút. Sau đó là hằng ngày khoảng 3-4 lần, mỗi lần khoảng 15 phút trong vài ngày đầu để hạn chế sưng đau khớp và mau lành hơn.
- Có thể dùng 1 số thuốc kháng viêm, giảm đau để cải thiện nhanh tình trạng này. Tuy nhiên nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng các thuốc này.
- Và cuối cùng, nên đến cơ sở ý tế gần nhất để được khám và kiểm tra các phần khác quan trọng hơn như xương, thần kinh và mạch máu có bị tổn thương kèm theo hay không
Hi vọng bài viết có thể cung cấp một số thông tin giúp ích đến quý độc giả.
- 15/12/2022 16:25 - Bệnh huyết sắc tố của mẹ và thai kỳ (Phần 1)
- 30/10/2022 09:47 - Phân loại giải phẫu bệnh lý của u túi mật và đường…
- 21/10/2022 21:02 - Lưu ý tư thế sau thay khớp háng
- 19/10/2022 17:05 - Hội chứng Guyon
- 11/10/2022 19:38 - Sử dụng thuốc an toàn không gây hại: Mục tiêu an t…
- 03/10/2022 10:52 - Dự phòng lao ở người nhiễm HIV
- 02/10/2022 19:37 - Run vô căn và các biến thể của nó
- 02/10/2022 19:32 - Mối liên quan giữa bệnh học miệng và các bệnh hệ t…
- 02/10/2022 19:27 - Mất ngủ sau khi bị mắc Covid19
- 01/10/2022 15:41 - Diễn tập phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường do…